Thời
đại bùng nổ công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông ngày càng trở
thành phương tiện hữu ích đối với đời sống con người. Không chỉ góp phần bảo
đảm tốt hơn quyền tự do ngôn luận, các phương tiện truyền thông hiện đại nói
chung, mạng xã hội nói riêng còn giúp các quốc gia trên thế giới thêm hiểu và
ngày càng xích lại gần nhau hơn. Thế nhưng thời gian gần đây, các thế lực thù
địch triệt để lợi dụng những ưu thế của mạng xã hội để gia tăng hoạt động tuyên
truyền, xuyên tạc, cổ xúy cho tư tưởng phân biệt chủng tộc, kích động hận thù,
phá hoại đoàn kết quốc tế. Các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính
trị, phản động lập ra hàng nghìn website, trang mạng xã hội, diễn đàn trực
tuyến... để sử dụng như một công cụ chủ yếu tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt
nhằm kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại mối quan hệ
giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Những vấn đề
nhạy cảm, phức tạp, những sự kiện “nóng” thu hút sự quan tâm của dư luận, như:
dân tộc, tôn giáo; Biển Đông; phân giới cắm mốc giữa Việt Nam với các quốc gia
láng giềng; ô nhiễm môi trường; phòng, chống tham nhũng,... được các thế lực
thù địch, phản động triệt để lợi dụng chống phá.
Những
hành động đó đã vi phạm pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế. "Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị" năm 1966 quy định rất rõ về
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Khoản 2, Điều 19 của Công ước quy định:
“Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức
tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật,
thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của
họ”. Tuy nhiên, cần nhớ rằng những quyền ấy không phải là quyền tuyệt đối.
Khoản 3, Điều 19 "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị"
năm 1966 ghi rõ: “Việc thực hiện những quyền quy định tại Khoản 2 điều này kèm
theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc hưởng thụ quyền này có
thể phải chịu một số hạn chế nhất định (những hạn chế này phải được quy định
trong pháp luật) để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an
ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội".
Năm 1982, Việt Nam tham gia "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính
trị". Từ đó đến nay, Việt Nam luôn quan tâm nội luật hóa các quy định của
công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia.
Ở Việt
Nam, quyền tự do ngôn luận, báo chí của người dân được quy định rất rõ. Tại
Điều 25, Hiến pháp năm 2013 nêu: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền
này do pháp luật quy định”. Điều 9, Luật Báo chí Việt Nam 2016 nghiêm cấm: “1.
Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội
dung: a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; b) Bịa đặt, gây
hoang mang trong nhân dân; c) Gây chiến tranh tâm lý. 2. Đăng, phát thông tin
có nội dung: a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính
quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị-xã hội; b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm
quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; c) Gây chia rẽ người theo
tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau,
chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị-xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; d) Phá hoại việc
thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế”. Những quy định ấy đều tương thích với
"Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị".
Trên
thế giới, không một quốc gia nào dung túng, bao che cho những hành động sử dụng
mạng xã hội làm công cụ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, công dân. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và tạo mọi điều
kiện để người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet
trên cơ sở tuân thủ công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam. Chính phủ Việt Nam
luôn chủ động phối hợp, tích cực hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để
đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, phát triển internet và các phương tiện
truyền thông hiện đại. Nhưng Việt Nam cũng làm hết sức mình để ngăn chặn thông
tin xấu độc, thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế. Việt Nam
luôn mong muốn chung tay với các nước, các tổ chức quốc tế xây dựng môi trường
internet lành mạnh, an toàn, hữu ích ở Việt Nam và toàn cầu. Cũng như mọi quốc
gia trên thế giới, Việt Nam lên án mạnh mẽ, đấu tranh kiên quyết, không cho
phép bất kỳ ai được lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet để
tán phát những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, những luận điệu thù hận, phỉ báng,
kích động có thể gây căng thẳng, gây chia rẽ đoàn kết và đưa đến xung đột. Mọi
hành vi vi phạm trong lĩnh vực sử dụng internet và phương tiện truyền thông đều
bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét