Với mục
đích phá hoại toàn diện về tư tưởng, tổ chức, văn hóa, đạo đức, lối sống và
khối đại đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào để chống
phá cách mạng xã hội chủ nghĩa. Một trong những thủ đoạn thâm độc ấy là chúng
“nặn ra” hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về các hình mẫu tư tưởng và các khẩu
hiệu hành động, mà cốt lõi là lấy lý thuyết của chủ nghĩa “đa nguyên chính trị”
làm nền tảng, từ đó đòi hỏi cái gọi là “đa đảng đối lập” để chống phá các nước
xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.
Vậy
thực chất “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là gì? Nó có phải là dấu hiệu
và cội nguồn bảo đảm cho nền dân chủ thực sự trong xã hội hay không? Ở Việt Nam
có nhất thiết phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập hay không?
Thể chế
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là dấu hiệu của dân chủ, cũng
không phải là cội nguồn bảo đảm cho dân chủ thực sự. Ngược lại, chế độ nhất
nguyên chính trị, một đảng duy nhất cầm quyền cũng không phải là nguyên nhân
của mất dân chủ. Cái gốc để bảo đảm cho nền dân chủ, chế độ dân chủ thực sự
trong xã hội là tư liệu sản xuất nằm trong tay ai, phục vụ cho ai?
Trong
khi đó, chế độ đa đảng trong hệ thống chính trị tư sản được các thế lực thù
địch, cơ hội chính trị, các học giả tư sản tung hô cũng chỉ là những luận điệu
tuyên truyền xuyên tạc, mị dân. Thực chất đó là sự thỏa thuận có nguyên tắc để
phân chia quyền lực và lợi ích giữa các phe cánh của một đảng lớn duy nhất
trong xã hội - đảng của những nhà tư bản độc quyền. Thực tế, chế độ đa đảng ở
phương Tây cũng chỉ dựa trên cơ sở nhất nguyên chính trị. Nghĩa là, chính trị
là chính trị của một giai cấp, một đảng hay nhiều đảng thì vẫn là phục vụ một
giai cấp nhất định - Giai cấp tư sản. Do vậy, chế độ đa đảng ở nhiều nước
phương Tây về bản chất vẫn chỉ nhằm phục vụ chế độ tư bản, Giai cấp tư sản, cụ
thể hơn là chính đảng cầm quyền. Các đảng phái cánh tả, cánh hữu, đảng phái
được coi là đối lập với đảng cầm quyền, xét đến cùng, vẫn phục vụ lợi ích Giai
cấp tư sản, hoạt động trong khuôn khổ, trật tự cho phép của chính đảng tư sản
cầm quyền. Và đương nhiên đa đảng nhưng thực chất không phải là đa đảng đối lập
về mục tiêu và lợi ích.
Mục
tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay
là, thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ
trang, “xâm lăng về văn hóa”,… nhằm phá hoại tư tưởng, thay đổi nhận thức, niềm
tin của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng, vào tính tất yếu lãnh đạo xã hội
của Đảng Cộng sản Việt Nam; đòi xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng Nhà nước theo mô hình “tam quyền phân lập”,...
từng bước hình thành tư tưởng, quan điểm đối lập, phần tử chống đối, thành lập
nên các tổ chức, lực lượng chính trị đối lập tại Việt Nam, tiến tới thiết lập
các đảng phái chính trị đối lập để hiện thực hóa mục tiêu “đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập” ở Việt Nam. Do vậy, đấu tranh vạch trần bản chất, âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, trong đó có tính chất
phản cách mạng của chủ nghĩa đa nguyên chính trị là nhiệm vụ hết sức quan trọng
và cần thiết, là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên,
quần chúng nhân dân và toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, trong đó
Quân đội nhân dân là nòng cốt./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét