Tiêu chuẩn về “dân chủ”, “nhân quyền”
của mỗi quốc gia là khác nhau và không nên lấy tiêu chí của một quốc gia nào để
áp đặt cho quốc gia khác. Điển hình như ở Việt Nam, người dân cảm thấy may mắn
khi có một hệ thống chính quyền lo lắng, chăm lo cuộc sống, sức khỏe, tính mạng
cho mình. Hạnh phúc của người dân Việt Nam đơn giản là dược sống trong môi trường
hòa bình, ổn định và an toàn.
Thời gian qua, những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng bảo đảm và cải thiện các quyền cơ bản của người dân đã được đã được cộng đồng quốc tế, Liên hợp quốc ghi nhận, đánh giá cao. Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp, pháp luật.Minh chứng điển hình có thể dễ dàng nhận thấy là trong công tác phòng, chống Covid-19 của Việt Nam luôn quán triệt quan điểm bảo vệ sức khỏe người dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết và trước tiên là là minh chứng rõ nét nhất trong bảo đảm quyền của con người trước những biến cố, đại dịch mà người dân trên toàn thế giới phải trải qua.
Cách đây 35 năm, khi đất nước chưa đổi
mới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chưa đến 100 USD, làm không đủ
ăn, thu không đủ chi. Nhưng sau 35 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng lên gần
3.000 USD, và đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, vị thế, uy tín, tiềm lực như
ngày nay. Có được kết quả này là nhờ sự phấn đấu liên tục của dân tộc ta, nhờ
tinh thần đại đoàn kết và quyết tâm lớn, nỗ lực cao cùng cố gắng vượt bậc của cả
dân tộc.
Những
luận điệu lạc lõng xuyên tạc, bóp méo không đúng về tình hình nhân quyền tại Việt
Nam của các thế lực thù địch, phản động, chống phá nhằm phá hoại sự ổn định và
kìm hãm sự phát triển của đất nước Việt Nam. Chúng tỏ ra ghen ghét, tức tối khi
vị thế, uy tín của Việt nam ở khu vực và thế giới ngày càng được nâng cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét