Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

PHẢN BÁC NHỮNG THÔNG TIN XUYÊN TẠC


        Có thể thấy, hiện nay phổ biến nhất trên không gian mạng là lợi dụng vụ việc nhạy cảm, phức tạp, vấn đề dân tộc, tôn giáo để bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ khi diễn ra sự kiện đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, xuyên tạc vùng đất Tây Nam bộ, vụ án Đồng Tâm, chương trình cải cách sách giáo khoa lớp 1 (tỷ lệ luồng dư luận tiêu cực có lúc lên đến 58,4%), phòng chống dịch Covid-19… Những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt đó nhằm làm suy giảm lòng tin của một bộ phận nhân dân thiếu hiểu biết, khả năng nhận thức các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội chưa cao, kể cả một số cán bộ, đảng viên có tư tưởng bất mãn, suy thoái, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí làm lu mờ vai trò của những đảng viên trung kiên, gây ra hoang mang, dao động, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

            Trước tình hình đó, cần chủ động tiến hành công tác nhận diện, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch một cách quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao, không lơ là, mất cảnh giác. Việc nhận diện, phản bác các quan điểm sai trái phải được thực hiện lồng ghép vào việc lý luận chính trị, thông qua các buổi báo cáo chuyên đề, mà phổ biến là thông qua các bài phản bác trực tiếp được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, trong đó, có những tác phẩm có tính chiến đấu cao, đã đánh đúng và trúng vào các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được Bộ Chính trị cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 35, từ đó khẳng định được sự quan trọng và cấp bách đối với nhiệm vụ này; Động cơ, mục đích của những kẻ xấu thì đã rõ, vấn đề quan trọng là nhận thức và hành động của mỗi người để phân biệt thật giả, đúng sai, tránh rơi vào cái bẫy ngày càng tinh vi của các thế lực thù địch”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét