Hiện nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV
và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang được các cơ quan
chức năng tích cực tiến hành. Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá, các thế lực thù
địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị vẫn đang tiến hành
nhiều hoạt động với tính chất chống phá hết sức quyết liệt.
Bằng việc xuyên tạc thông
tin, đưa ra những bình luận, nhận xét, đánh giá thiếu trung thực, phiến diện,
một chiều, quy chụp, các đối tượng xấu đang hướng lái dư luận theo hướng tiêu
cực, kích động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử, gieo rắc nhận thức sai
lầm liên quan đến hoạt động bầu cử. Trong đó, những nội dung chống phá chính mà
các đối tượng xấu đang tiến hành có thể kể đến là:
Thứ nhất, chúng xuyên tạc vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với công tác bầu cử
Thời gian vừa qua, ngoài
các website, trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ
hội chính trị điều hành, một số trang báo nước ngoài có cái nhìn thiếu thiện
cảm đối với Việt Nam cũng liên tục tung ra những bài viết, bài phỏng vấn chứa
đựng nội dung tiêu cực, thiếu chính xác về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và
HĐND các cấp tại nước ta. Các đối tượng xấu đưa ra luận điệu hết sức sai lệch
và thâm hiểm như: “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, chỉ là
hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử”,
“Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử” v.v…
|
Căn cứ những nhận định phiến diện
trên, các đối tượng xấu quy kết cho rằng cuộc bầu cử do Đảng Cộng sản lãnh đạo
là không chính danh, không đúng quy định của pháp luật, ngăn cản quyền bầu cử
của công dân. Từ đây, các đối tượng đưa ra yêu sách đòi Đảng Cộng sản không
được tham gia vào công tác bầu cử, không được thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công
tác bầu cử; phải “tự rút lui” và từ bỏ quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chấp
nhận đa nguyên, đa đảng, chấp nhận sự cạnh tranh với những đảng phái khác để
thúc đẩy dân chủ v.v…
Những luận điệu, nhận định
mà các đối tượng đang rêu rao như trên là hoàn toàn sai sự thật. Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng
duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Tại Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp nước ta
quy định rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vì vậy, việc Đảng lãnh đạo
đối với công tác bầu cử là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
Về mặt thực tiễn, Đảng lãnh
đạo công tác bầu cử là cơ sở quan trọng để bảo đảm sự thống nhất trong công tác
bầu cử; góp phần lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các
cấp nhiệm kỳ mới, bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý đối với
đội ngũ đại biểu; tạo nền tảng cho việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nếu không có sự lãnh đạo
toàn diện, tuyệt đối, về mọi mặt của Đảng Cộng sản, chắc chắn nhiều vấn đề bất
ổn sẽ nảy sinh, là mầm mống cho sự suy yếu của đất nước. Đảng lãnh đạo bầu cử
không phải là làm thay, không bao biện, không khuynh loát trong bầu cử. Ngày
20/6/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Bộ Chính trị xác định rõ
công tác bầu cử diễn ra trong bối cảnh hết sức khó khăn. Chúng ta phải đối mặt
với nhiều thách thức như: Sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19; những
diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến
tranh thương mại, công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong quan hệ quốc
tế; hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta của các thế
lực thù địch v.v… Vì vậy, việc Đảng lãnh đạo công tác bầu cử là điều cần thiết
để củng cố, đoàn kết thống nhất sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
nhằm tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục
đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Thứ hai,
các phần tử chống phá thực hiện chiêu trò “tự ứng cử”, hô hào các hội nhóm dân
chủ trên mạng xã hội ký tên ảo, tung hô, ủng hộ cho các “nhà dân chủ” để gây
rối, phá hoại cuộc bầu cử.
Không phải đến thời điểm
hiện tại các đối tượng chống phá mới tiến hành chống đối bằng chiêu trò “tự ứng
cử”. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp
nhiệm kỳ 2016-2021, chúng ta cũng đã được chứng kiến một “làn sóng” tự ứng cử
của các “nhà dân chủ” và một số văn nghệ sĩ biến chất. Khi không đủ điều kiện
và bị loại qua các vòng hiệp thương, các đối tượng này lên mạng xã hội rêu rao
những luận điệu hết sức sai trái như: chỉ có những người “theo phe” Đảng Cộng
sản mới có cơ hội ứng cử đại biểu Quốc hội; phải để các ứng cử viên tự do tranh
cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải trải qua hiệp thương; Đảng
Cộng sản cố tình “cản trở” người ngoài Đảng tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội
v.v…
Có thể thấy mục đích cơ bản
nhất của chiêu trò “tự ứng cử” mà các “nhà dân chủ” đang thực hiện là nhằm phá
hoại bầu cử. Đồng thời, thông qua việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội, các đối
tượng đánh bóng tên tuổi của bản thân trong giới “dân chủ”.
Ngoài ra, những thông tin
được các đối tượng xấu đưa ra đã trở thành cái cớ cho các thế lực thù địch bên
ngoài xuyên tạc, biến tướng, vu khống, công kích công tác bầu cử của Việt Nam.
Pháp luật nước ta quy định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ
mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền
ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp. Quyền bầu cử và ứng cử là của công dân, là
quyền được hiến định. Không ai có quyền cản trở việc công dân thực hiện những
quyền này.
Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động
của Nhà nước. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,
quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến
pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.
Chính vì vậy, những người
tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp phải đáp ứng những
tiêu chuẩn nhất định. Trong đó, các tiêu chuẩn cơ bản đối với ứng viên là:
Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc
đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm
chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành
pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi
biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác
và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân
dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm…
Việc lựa chọn những ứng cử
viên để bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp được tiến hành theo đúng quy định tại
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Chỉ thị số 45-CT/TW ngày
20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và
bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 nêu rõ: “Chúng ta kiên quyết
không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp những người
không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất
đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây
mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.
Thứ ba, các đối tượng chống phá
ra sức xuyên tạc công tác tổ chức bầu cử, tung ra các kiến nghị vô căn cứ
Trên nhiều trang mạng xã
hội do các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị điều hành
đang lan truyền những bài viết“xếp ghế” cho nhân sự trong Quốc hội. Các đối
tượng rêu rao những luận điệu vô cùng độc hại, tiêu cực, cho rằng bầu cử Quốc
hội chỉ là hình thức, quyền lực trong Quốc hội đã được các “phe nhóm” của Đảng
“an bài”, “thỏa hiệp”, “phân chia”. Những luận điệu này đã tiếp cận đến không
ít người dùng mạng xã hội. Ngoài ra, trước vấn đề về số lượng, cơ cấu đại biểu
Quốc hội, đặc biệt là về số lượng đại biểu là người ngoài Đảng, các đối tượng
cơ hội chính trị cũng tích cực chọc ngoáy, xuyên tạc, biến tướng bản chất vấn
đề.
Tại Nghị quyết số
1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/1/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc dự kiến
số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, cơ cấu số lượng đại
biểu là người ngoài Đảng từ 25-50 đại biểu (5-10%). Tuy nhiên, với mưu đồ chống
phá công tác bầu cử, các đối tượng xấu đã biến tướng, xuyên tạc bản chất vấn
đề, đưa ra những luận điệu hướng lái, cho rằng Đảng quy định số lượng đại biểu
ngoài Đảng là quá ít, cần phải “cân bằng quyền lực” trong Quốc hội bằng cách
chia một nửa số ghế cho những người ngoài Đảng… Thậm chí, có đối tượng còn đòi
xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại, đòi hỏi phải tiến hành bầu cử theo phương thức
của các nước tư bản.
Nhìn lại lịch sử, có thể
thấy chiêu trò “đòi ghế” trong Quốc hội không phải là điều mới. Ngay trong lần
tổng tuyển cử đầu tiên khi đất nước mới giành được độc lập, trong bối cảnh
trong nước và quốc tế có những diễn biến vô cùng phức tạp, sau khi không phá
hoại được Tổng tuyển cử, Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh
hội (Việt quốc, Việt cách) đã đòi 70 ghế trong Quốc hội.
Cũng cần cảnh giác rằng,
hiện nay, các thế lực phản động, chống đối cũng tìm mọi thủ đoạn để phá hoại
bầu cử, không loại trừ việc cài cắm các “mầm mống dân chủ” vào Quốc hội nhằm
biến nghị trường trở thành diễn đàn để cách đối tượng thực hiện hoạt động chống
phá, hình thành lực lượng đối lập trong Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và hiện thực
hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”, làm nước ta tự suy yếu từ bên trong.
Do vậy, để cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
thì ngay lúc này, việc nâng cao cảnh giác, nhận diện và chủ động đấu tranh,
quyết liệt làm thất bại những thủ đoạn xuyên tạc, gây rối, bôi nhọ, phá hoại
của các thế lực thù địch và các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị là
điều rất cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét