Khi
Quân ủy Trung ương giao toàn quyền cho Thượng tướng Phan Văn Giang vào chỉ
huy Quân đội trên địa bàn Quân khu 4 trước tình hình ảnh hưởng nghiêm
trọng của Thiên tai tại miền Trung, phát biểu chia buồn và gặp gỡ
cán bộ, chiến sĩ, thân nhân các liệt sỹ tại Huế, ông vẫn xin phép
khán phòng cho ông để điện thoại ở chế độ có chuông vì ông còn phải
chỉ huy Quân đội trong tình huống khó khăn nhất và vị tướng Tổng Tham
mưu trưởng của Quân đội đã có những quyết sách đầy tâm, tầm, tình,
nghĩa, thể hiện sâu sắc đạo làm tướng trước lúc nan nguy của chiến
sĩ, đồng bào.
Việc
đầu tiên ông đặt lời hứa trước nhân dân: "Quân đội sẽ làm hết sức
mình vì nhân dân, vì Tổ quốc, vì sự trường tồn của đất nước".
Việc
tiếp theo ông thể hiện trực tiếp chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước với thân nhân các liệt sỹ: "Tôi đồng ý tuyển những đồng chí là
vợ của các đồng chí liệt sĩ này, sẽ là quân nhân chuyên nghiệp của Quân đội
Nhân dân Việt Nam. Yêu cầu Quân khu 4 làm ngay các thủ tục báo cáo ra Bộ, tôi
sẽ ký ngay".
Và sau
khi chia sẻ những mất mát đau thương đối với thân nhân trước giờ tiễn
đưa các liệt sỹ về với đất mẹ, ông đã đưa ra phương án chỉ đạo khắc
phục sự cố tại Đoàn KTQP 337 và không quên dặn dò cán bộ, chiến sỹ
LLVTQK4: "Ngoài trời bắt đầu mưa lớn hơn rồi. Nhanh đưa đồng chí, đồng đội
mình về các đồng chí nhé” và những giọt nước mắt của 1 vị tướng đã rơi giữa
thời bình khi chứng kiến mất mát hy sinh của đồng đội mình.
Chấp
hành mệnh lệnh của Tổng TMT, chỉ sau hơn 1 ngày các lực lượng chức
năng của Quân đội, Công an và Chính quyền địa phương đã nỗ lực tìm
kiếm khẩn trương đưa các anh về đất mẹ. Sau gần 1 tuần, các đơn vị
Quân đội trên địa bàn Quân khu đã huy động tối đa lực lượng phương
tiện cứu dân ra khỏi các vùng nguy hiểm, đưa nhân dân về khu vực an
toàn trước những mối nguy hiểm của nước lũ dâng cao, hiện tượng sạt
lở núi, đá xẩy ra trên địa bàn các tỉnh miền Trung.
Có thể nói, đến thời điểm này miền Trung đã làm
chủ hoàn toàn trước thiên tai hoạn nạn, một phần không thể thiếu vai
trò hết sức quan trọng của LLVT trong đó có vai trò chỉ đạo của
Thượng tướng Phan Văn Giang. Miền Trung đã lắng những cơn mưa và nguy cơ
bão, lũ không thể lường trước, nhưng khi nhìn thấy những hình ảnh
Thượng tướng Phan Văn Giang phát biểu chỉ đạo, quân dân miền Trung như
tiếp thêm sức mạnh, đoàn kết đồng lòng vượt qua khó khăn hoạn nạn
dù bất kể lúc nào.
Còn nhớ, trước thời khắc lịch sử Bộ Chính trị
quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến chào
Bác Hồ. Người đã căn dặn Đại tướng: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại
ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho
thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.
Có lẽ
ở Tướng Phan Văn Giang đã kết hợp sâu sắc lời dạy của Bác với những
chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương trước lúc lên đường nhận nhiệm
vụ để đưa ra những quyết sách quyết đoán mang lại thành công ấy. Nếu
vậy, chúng ta mới thấy những điều vi diệu về tư tưởng "tướng
quân tại ngoại" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó trở thành bảo bối
cho những vị tướng của Quân đội ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét