Chuyện có nhân
sự 'đặc biệt' là bình thường và là sự kế thừa của những Đại hội trước, nhưng
lần này cần giới thiệu những người thực sự có đức, tài vượt trội, có khát vọng
lo cho muôn dân.
Công tác nhân
sự cho Ban chấp hành Trung ương Khóa XIII đã được thảo luận tại nhiều hội nghị
Trung ương. Trong đó xác định rõ 3 độ tuổi (dưới 50; 50 - 60 và từ 61 tuổi trở
lên) với những tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng... Đồng thời các hội nghị cũng bàn
và cho ý kiến về quy trình xem xét giới thiệu những trường hợp đặc biệt tái cử
Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Theo quy định
của đảng về công tác nhân sự, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương tái cử không quá
60 tuổi. Tương tự, tuổi tái cử tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư là không quá
65 tuổi…Trong trường hợp "đặc biệt", Ban chấp hành Trung ương có thể
xem xét giới thiệu tái cử đối với ủy viên Ban chấp hành đã quá 60 tuổi và Ủy
viên Bộ Chính trị có độ tuổi trên 65 để Đại hội quyết định bầu vào Ban chấp
hành, Bộ Chính trị...
Về quy định
này, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng Đảng cho rằng, việc có trường hợp
“đặc biệt” tham gia Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa
mới là hợp lý và cần thiết, điều này cũng đã thực hiện từ Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI và XII.
Công khai, minh
bạch về mặt tiêu chuẩn
Ông Đinh Trọng
Thị, Hiệu trưởng Trường Chính trị Trần Phú, Hà Tĩnh phân tích: "Trong công
tác nhân sự lần này tiếp tục xem xét trường hợp "đặc biệt", thể hiện
tính linh hoạt, sáng tạo, phát huy được tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao và
phát huy truyền thống trọng dụng nhân tài của Đảng ta. Nhưng phải công khai,
minh bạch về mặt tiêu chuẩn. Những trường hợp đặc biệt chỉ giành cho những nhân
sự thực sự tiêu biểu được gọi là trí tuệ khan hiếm, thực sự có khả năng dẫn dắt
phong trào, có khả năng cống hiến và là người nổi trội."
Dưới góc nhìn
khác, ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông nhận định,
gần đây, Đại hội nào cũng có những trường hợp nhân sự "đặc biệt" và
chính những nhân sự này đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình.
"Chuyện có
nhân sự "đặc biệt" là bình thường và là sự kế thừa của những Đại hội
trước, nhưng lần này cần giới thiệu những người thực sự "đặc biệt",
có đức, tài vượt trội, có khát vọng lo cho muôn dân, dám nghĩ ra những cái mới
để làm, để đột phá, để tăng trưởng và phát triển mà chưa có thể có ai thay thế
họ tốt hơn và có sự tín nhiệm cao thì chọn người đó ở lại. Làm được như thế là
phù hợp thực tiễn được dư luận đồng tình và sẽ tạo nên bước chyển đáng kể trong
Đại hội Đảng lần thứ XIII."
Làm nhiều bước,
nhiều khâu để tạo ra sự thống nhất rất cao
Theo ông Nguyễn
Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở đảng, Ban Tổ chức Trung ương, chưa có nhiệm
kỳ nào công tác nhân sự được bàn đến nhiều như lần này và cũng chưa có nhiệm kỳ
nào việc triển khai thực hiện lựa chọn nhân sự nghiêm túc bài bản, kỹ lưỡng như
lần nay. Từ nhân sự lần đầu tham gia, đến nhân sự tái cử và cả nhân sự đặc biệt
đều qua nhiều bước với quy trình chặt chẽ…Riêng đối với trường hợp nhân sự đặc
biệt, Trung ương cũng đã đưa ra nguyên tắc, cách thức xem xét rất rõ ràng, minh
bạch công khai. Bộ Chính trị phải xem xét một cách toàn diện, có thực sự đặc
biệt hay không, sau đó trình ra Trung ương xem xét để trình Đại hội Ông Nguyễn
Đức Hà cho biết: "Trung ương quyết định những trường hợp đặc biệt bởi thấy
thực sự cần thiết. Lần này chuẩn bị nhân sự cho Trung ương khóa XIII cũng cần
có trường hợp đặc biệt. Thế nhưng, thứ nhất là sẽ không có nhiều trường hợp đặc
biệt. Thứ hai là phải thực sự cần thiết, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn lắm. Trung
ương đã thống nhất đối với những trường hợp đặc biệt thì bộ Chính trị sẽ xem
xét, cân nhắc kỹ lưỡng nhiều mặt để trình ra Ban chấp hành, Ban chấp hành xem
xét sàng lọc rồi mới trình ra Đại hội để xem xét quyết định. Làm nhiều bước,
nhiều khâu để tạo ra sự thống nhất rất cao."
Nhìn lại BCH
Trung ương Đảng khóa XII, những người tái cử trong trường hợp đặc biệt, đó là
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các vị trí khác đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, đưa đất nước vượt qua khó khăn, vững bước đi lên. Chặng
đường phía trước còn rất nhiều gian nan, nên rất cần những người lão luyện về
chính trị, có kinh nghiệm, có tầm nhìn xa trông rộng, dám nghĩ dám làm, dám
chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân với một khát vọng lo cho muôn dân, nhằm
đưa đất nước Việt Nam tiến lên thành quốc gia hùng cường và thịnh vượng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét