“Phi chính trị hóa quân đội”, hay quân đội trung lập, quân
đội đứng ngoài chính trị là một trong những luận điệu xuyên tạc nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
Học thuyết Mác-Lenin đã
chỉ ra, Quân đội bao
giờ cũng mang bản chất giai
cấp tổ chức, nuôi dưỡng và sử dụng nó; đồng thời được xây dựng theo đường lối, quan điểm chính
trị, quân sự của giai cấp đại diện cho nhà nước đó.
Những năm qua, quân đội một số nước như Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ… thực hiện đảo chính quân sự. Vậy có phải quân đội trung
lập;
đứng ngoài chính trị, không theo một đảng phái nào? Rõ
ràng là không, bản chất can thiệp của nó đã mang yếu tố chính trị, nhằm lật đổ chính
quyền hiện tại và thiết lập chính phủ mới, đưa một thế
lực chính trị khác lên nắm quyền.
Một số học giả tư sản lại đưa ra luận điểm: “Vũ khí công nghệ cao thì quân đội không cần chính trị,
bởi vì vũ khí tự động hóa quyết định thắng lợi trên chiến trường”. Đây là luận
điểm hoàn toàn sai trái, làm cho chúng ta lầm tưởng quân đội đứng ngoài chính
trị, quân đội không cần chính trị. Cần nhận thức chắc chắn rằng, suy đến cùng vũ khí trang bị dù hiện đại đến đâu cũng
không thể tự giết người, mà phải có con người sử dụng vũ khí để giết người, cho nên con người sáng
tạo và sử dụng vũ khí mới là yếu tố quyết định sức mạnh quân sự.
Hiện nay, để bảo vệ lợi ích của mình, các học giả tư sản thường rêu rao luận điểm “phi chính
trị hóa quân đội”, phủ nhận bản chất giai cấp của quân đội, cho quân đội là
công cụ chung của toàn xã hội và kêu gọi quân đội phải đứng ngoài chính trị. Thực
chất đây là một thủ đoạn chính trị sâu độc nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân
đội và từng bước làm cho quân đội suy thoái về chính trị tư tưởng, phai nhạt bản
chất giai cấp của quân đội cách mạng. Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong chiến
lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc.
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch
Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Từ khi ra đời đã xác định là suốt đời chiến đấu
và bảo vệ vì mục tiêu lý tưởng đúng đắn và cao cả của Đảng: “Độc lập dân tộc gắn
liền chủ nghĩa xã hội”.
Từ lịch sử trưởng thành và chiến thắng của Quân đội, từ thực tiễn quân đội các
nước trên thế giới hiện nay, khẳng định quan điểm “phi chính trị hóa quân đội”,
quân đội trung lập hay đứng ngoài chính trị là hoàn toàn xuyên tạc,
sai trái. Đồng thời, chỉ có sự lãnh đạo của Đảng mới bảo đảm cho Quân đội ta
chiến đấu thắng lợi, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét