Đại hội Đảng
các cấp, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đang diễn ra khắp nơi
trong cả nước. Nhân dân Việt Nam kỳ vọng cao vào việc các cấp sáng suốt lựa chọn
những người đủ đức, đủ tài tham gia Ban Chấp hành, giữ những vị trí trọng trách
trong hệ thống các cơ quan Đảng, nhà nước.
Ở cấp Trung
ương, Đảng rất quan tâm, sâu sát, đề ra các giải pháp chống tiêu cực, cụ thể là
ngày 23/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 205-QĐ/TW về việc kiểm
soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Cần phải khẳng
định rõ rằng, đây là một trong những quyết sách rất đúng đắn nhằm chống vấn đề
được coi là Quốc nạn trong những năm qua; nhằm làm tốt công tác cán bộ, quy hoạch,
bổ nhiệm và chọn người đủ đức, tài gánh vác trọng trách của đất nước. Củng cố
niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng để chèo lái con thuyền Việt Nam
tiến nhanh, mạnh, vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việc chạy
chức, chạy quyền, đút lót, nịnh hót để được thăng quan tiến chức chẳng phải
sinh ra từ bây giờ mà nó có từ ngàn xưa; chẳng thế mà Chu Văn An, người được
xem là “Vạn thế sư biểu” của nước Việt đã từng dâng Vua Trần Dụ Tông “Thất trảm
sớ”, xin chém 7 tên nịnh thần nhưng tiếc thay nhà Vua không nghe, ông xin từ
quan về quê.
Thời nào
cũng thế, hiền tài là nguyên khí quốc gia, đúng như câu nói của Thân Nhân Trung
thời nhà Lê từng nói; phải tìm bằng được người đủ tâm, tầm để giao cho họ trọng
trách gánh vác đất nước thì mới mong xã hội phát triển theo hướng dân chủ, công
bằng, văn minh.
Chạy chức,
chạy quyền hay gian thần, nịnh hót để tiến thân bằng tiền bạc và con đường “cửa
hậu” thì chỉ làm hại đất nước vì bản chất của những kẻ này là bất tài, vô dụng,
tâm nông, trí cạn nên chỉ dựa vào con đường này để mong cá chép hóa rồng vàng;
sau khi đã được bổ nhiệm chắc chắn chúng sẽ tìm đủ mọi cách vơ vét, tận thu để
bù khoản chạy chức và thỏa mãn chủ nghĩa cá nhân và chính chúng lên cao nhờ chạy
chọt nên sẽ cổ súy cho việc chạy chọt mà thôi. Đó là điều chắc chắn, đó là cái
gốc của tham nhũng và tiêu cực.
Sáng suốt để
lựa chọn những người có năng lực, trình độ, có phẩm chất chính trị tốt để gắn với
chiếc ghế mà họ đang ngồi, đó chính là hồng phúc của muôn dân trăm họ, là cội
nguồn của mọi thắng lợi vì cán bộ nào thì phong trào đó; cán bộ là cái gốc của
công việc; cũng như chuyện người chính nhân mới làm được việc đại sự, chính
nhân.
Đưa những kẻ
chỉ biết chui sâu, leo cao bằng con đường chạy chức, chạy quyền, nịnh hót, bợ đỡ;
hay ưu tiên đưa con, cháu dòng họ mình vào những chức vụ chủ chốt khi mà thực
tài, kinh nghiệm thực tiễn chưa đủ; như thế là kỳ đức không cân xứng với y phục
(tất nhiên không ai cấm con cháu lãnh đạo thì không được làm lãnh đạo; có điều
là phải cần kinh qua thử thách để chứng minh họ có đủ năng lực, phẩm chất).
Quy định là
thế, vậy nhưng vừa qua người dân giật mình vì nhưng vụ "thần tốc tiến
lên" của con em một số tỉnh, thành, rất nhiều đại hội chỉ đạo trực tiếp Bí
thư ngay tại đại hội mà không thông qua bầu cử, hay những người sai phạm đến mức
UBKTTW đề nghị khai trừ Đảng, cách hết các chức vụ, thế nhưng không hiểu sao lại
vẫn được Ban Chấp hành khoá cũ giới thiệu vào Ban Chấp hành khoá mới, nhiệm kỳ
2020-2025...
Quy định số
205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức,
chạy quyền là sự cụ thể hóa quyết tâm của Đảng trong công tác cán bộ; tuy nhiên
cần có quy định rõ ràng, cụ thể hơn và đặc biệt là làm tốt công tác giám sát để
không xảy ra tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” hoặc có làm nhưng chỉ qua loa, đại
khái để đối phó. Được thế thì xã tắc may lắm, nhân dân may lắm. Nói thì dễ, làm
mới khó và xem ra chạy chức, chạy quyền vẫn sẽ là căn bệnh trầm kha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét