Trong thời gian qua lợi dụng một số sai sót
trong thẩm định và xuất bản sách giáo khoa, thông qua các phương thức như tuyên
truyền miệng, tán phát tài liệu và đặc biệt là qua hệ thống truyền thông, mạng
internet, các đối tượng thù địch và phần tử xấu đã và đang tung ra các thông
tin, quan điểm sai trái, xuyên tác chủ trương đường lối, chính sách đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng Nhà nước ta..., hòng làm suy giảm
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước.
Vì vậy cần nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo
đối với sự phát triển Nhất là nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong đời sống xã
hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc
gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo
dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát
triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát
triển xã hội, muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất
và tinh thần, nhất là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể
góp phần xây dựng và cải tạo xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu” bởi không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính
bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức
mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình.
Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân
tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội
mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và
đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri
thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn
lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao
động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản
nhất.
Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của
mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động
có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh
chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa”
trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu.
Giáo dục - đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ
góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam đang tiến hành phổ cập
giáo dục trung học cơ sở, trình độ lao động phổ thông còn thấp, ít được đào tạo
nghề, vẫn còn khoảng gần 60% lao động nông nghiệp, nên hiện mới bước đầu xây
dựng kinh tế tri thức. Giáo dục - đào tạo nhằm phát huy năng lực nội sinh “đi
tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt
Nam khẳng định giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách
hàng đầu, là điều kiện phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước
công nghiệp.
Giáo dục - đào tạo bồi dưỡng nhân
tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo
nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng phát triển khoa học công nghệ là
yếu tố quyết định của kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức được hiểu là kinh tế
trong đó có sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là yếu tố quyết định
tăng trưởng kinh tế, làm giàu của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tất cả các quốc gia phát triển đều có chiến lược phát triển giáo dục. Trong
“Báo cáo giám sát toàn cầu giáo dục cho mọi người”, tổ chức UNESCO cũng đã
khuyến khích các nước phải chi tiêu ít nhất 6% GDP cho giáo dục.
Nhận thức rõ vai
trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng
đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn
hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã
hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục
làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và
khoa học của Đảng và Nhà nước ta đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét