Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2022

CHÍNH SÁCH BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA VIỆT NAM LÀ NHẤT QUÁN

 

 Trong những ngày qua trên các trang mạng các thế lực thù địch nhất là trang blo Đài Á Châu Tự Do (RFA) tăng cường tung các tín, bài xuyên tạc chính sách và tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Chúng vẫn cho rằng ở Việt Nam người dân không có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, kỳ thị dân tộc, ngăn cấm tự do ngôn luận, tự do báo chí, đàn áp những người bất đồng chính kiến, bất bình đẳng giới, vi phạm quyền trẻ em; kích động đấu tranh đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Rõ ràng, mục đích của các thế lực thù địch luôn bộc lộ rõ âm mưu phá hoại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ đồng bào các dân tộc, các tôn giáo; xuyên tạc tình hình tôn giáo và các hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay. Đây là những luận điệu chống phá, xuyên tạc rất trắng trợn chính sách và tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Những ai đang sống và làm việc tại Việt Nam đều hiểu rất rõ:

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc. 

 Tinh thần đó được Đảng, Nhà nước ta thể hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và ngay từ khi Đảng ta mới thành lập. Xuyên suốt hệ thống pháp luật Việt Nam từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 2013, từ Sắc lệnh 234 năm 1955 đến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đều thể hiện rõ chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam về quyền tự do tôn giáo. Đơn cử như: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại khoản 1, 2 điều 24 Hiến pháp năm 2013, cụ thể: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.

 Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nêu rõ: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật…”.

 Việt Nam là nước đa tôn giáo, có 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tôn giáo Baha’I, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Cơ đốc Phục lâm, Phật giáo Tứ Ân Hiếu nghĩa, Minh Sư đạo, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu, Bàlamôn giáo, Mặc môn, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và Bửu Sơn Kỳ Hương) với 43 tổ chức tôn giáo, hơn 26,5 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm 28% dân số cả nước với hàng chục nghìn cơ sở thờ tự. Hàng năm, có hơn 8.500 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức; các hoạt động tôn giáo lớn được tổ chức trọng thể theo nghi lễ tôn giáo với sự tham dự của hàng trăm nghìn lượt người… Đặc biệt, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam; trong đó, có các sự kiện kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak (năm 2019), Tổng hội dòng Đa Minh thế giới (năm 2019)… Những nỗ lực này của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

 Với những thành tựu về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, Việt Nam đã chủ động thông tin cho các nước, các tổ chức quan tâm thông qua các buổi làm việc, diễn đàn song phương, đa phương và kênh đối thoại nhân quyền thường niên với các nước Mỹ, EU, Úc, Na Uy.

 Bên lề Hội nghị COP26 tại Anh (11/2021), Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã khẳng định: “Tôi sẵn sàng đối thoại với bất kỳ ai về vấn đề nhân quyền”. Điều này thể hiện thiện chí cũng như sự cởi mở của Việt Nam về vấn đề nhân quyền nói chung và vấn đề tự do tôn giáo nói riêng.

Như vậy, ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được tôn trọng, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Tôn trọng và bảo đảm hoạt động của các tôn giáo, nhưng cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc, kích động ly khai, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến an ninh quốc gia và bình yên cuộc sống của Nhân dân. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét