Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2022

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC


Thời gian vừa qua, với phương châm không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, bất kể người đó là ai, đang giữ chức vụ hay đã nghỉ hưu, dưới sự la nh đạo của Đảng, Nhà nước và trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng và nhận được sự đồng tình, tin tưởng của quần chúng Nhân dân ở trong nước và Kiều bào ở nước ngoài.

Cụ thể, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 diễn ra vào ngày 30/6/2022 đã chỉ rõ các kết quả như:

- Ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên (tăng 16.100 đảng viên so với 10 năm trước), trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng hoặc liên quan đến tham nhũng. Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên và nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (trong đó có 3 Ủy viên Bộ Chính trị và 1 nguyên Ủy viên Bộ Chính trị), hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang nhân dân.

- Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý (cao hơn gấp 4 lần so với nhiệm kỳ XI và gần bằng một nửa số cán bộ cao cấp bị xử lý của nhiệm kỳ XIl), trong đó có 8 Ủy viên và nguyên Ủy viên Trung ương, 20 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang nhân dân.

- Kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân sai phạm; kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 975.000 tỷ đồng, gần 76.000 ha đất; chuyển cơ quan điều tra gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm; kiến nghị xử lý hơn 2000 văn bản pháp luật có sơ hở, bất cập.

- Khởi tố, điều tra hơn 19.500 vụ án, gần 33.900 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ; trong đó có gần 2.700 vụ án và hơn 5.800 bị can về tội tham nhũng. Riêng Ban chỉ đạo, từ khi thành lập đến nay, đã đưa 977 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan hành vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ; trong đó Ban chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 313 vụ án, vụ việc.

- Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có chuyển biến tích cực, cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi 61 ngàn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 34,7% (năm 2013, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 10%); riêng các vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi được gần 50 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 41,3%.

Tuy nhiên, lợi dụng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, một số cá nhân thù địch, thiếu thiện chí đã tuyên truyền, xuyên tạc cho rằng ”tham nhũng, tiêu cực là bản chất của chế độ ta”, hay cho rằng đó là cuộc “thanh trừng nội bộ”, “chia bè kéo cánh” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ đó, các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí đã phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng như xuyên tạc về những kết quả về công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua, gây tâm lý hoài nghi, dao động, thiếu niềm tin, đặc biệt là niềm tin vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong nhân dân.

Vậy nhưng thực tế, từ khi ra đời đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn có quyết tâm chính trị cao và kiên quyết phòng, chống khắc phục tham nhũng, suy thoái, thoái hóa biến chất trong tổ chức Đảng, tổ chức Nhà nước, trong đảng viên và cán bộ Nhà nước. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi tham nhũng, suy thoái, thoái hóa, biến chất là “giặc nội xâm”, một trong các nguy cơ, đe dọa sự tồn vong của chế độ, cản trở tiến trình phát triển của đất nước, phải kiên quyết đấu tranh loại ra khỏi đời sống xã hội. Đảng ta cũng xác định phải chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng tiếp tay cho tham nhũng; kết hợp giữa xây và chống, phòng ngừa gắn liền với xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng; không có ngoại lệ, không có “vùng cấm” trong chống tham nhũng ở Việt Nam.

Và minh chứng cho điều đó là niềm tin của quần chúng Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố; vị thế, uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trên trường quốc tế, khu vực ngày càng được nâng lên trên mọi phương diện. Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của Việt Nam được cải thiện, từ mức thấp nhất là 30 điểm (năm 2012), sau 10 năm, đã thăng hạng khả quan lên 39 điểm năm 2021 và vị trí hiện tại 87/180 quốc gia/vùng lãnh thổ phản ánh những tiến bộ rõ nét, thể hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng mạnh mẽ, không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ” của Đảng, Nhà nước Việt Nam


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét