Hồ sơ mật khẳng
định về lời thú nhận rằng Việt Nam là dân tộc vĩ đại, nhân dân Việt Nam anh
hùng được chính cựu cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ Kissinger và Thủ tướng Trung Quốc
thời điểm đó là Chu Ân Lai thốt ra trong cuộc hội đàm cấp cao năm 1971.
Henry A.
Kissinger đã lợi dụng cuộc gặp lịch sử với Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc
vào năm 1971, đề xuất thay đổi chi tiết căn bản trong chính sách của Mỹ đối với
Đài Loan, nhằm đổi lấy sự giúp đỡ của Trung Quốc trong việc chấm dứt chiến
tranh ở Việt Nam.
Tài liệu mới được
công bố về cuộc họp cho thấy có sự mâu thuẫn với tài liệu mà ông Kissinger đã
công bố trong hồi ký của mình. Những tài liệu này cũng chỉ ra rằng chính quyền
Nixon đã quyết tâm rút khỏi Việt Nam - thậm chí là đơn phương, kể cả khi điều
đó có thể dẫn đến sự lật đổ của chính phủ miền Nam Việt Nam.
Trong tập đầu
tiên của cuốn hồi ký của ông Kissinger, ''The White House Years'' (Những năm
tháng ở Nhà Trắng) xuất bản năm 1979, ông đã gây ấn tượng rằng mục đích của cuộc
gặp quan trọng không phải là làm giảm căng thẳng giữa hai nước về các chủ đề
như Đài Loan, mà Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh nổi loạn. Thay vào đó, ông viết,
đó là nhằm ''thảo luận về các nguyên tắc cơ bản''. Cuộc gặp gỡ này là lần đầu
tiên ở cấp độ cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong gần 20 năm và thiết lập mối
quan hệ tin cậy mở đường cho chuyến đi lịch sử của Tổng thống Nixon tới Trung
Quốc vào năm 1972 và cuối cùng là bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Ông Kissinger
cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ rút hai phần ba quân đội khỏi Đài Loan - tất cả những
người liên quan đến Chiến tranh Việt Nam - khi mọi thứ kết thúc. Về tương lai
chính trị của Đài Loan, Ông Kissinger khẳng định, ''Chúng tôi không ủng hộ giải
pháp 'hai China' hay 'một Trung Quốc, một Đài Loan. '' Thay vào đó, ông nói rằng
''tiến hóa chính trị có thể sẽ theo hướng mà Thủ tướng Chu Ân Lai muốn”.
Cuộc hội đàm giữa
Thủ tướngTrung Quốc Chu Ân Lai lúc bấy giờ và Tiến sĩ Henry A. Kissinger – Cố vấn
cho Chủ tịch Các vấn đề An ninh Quốc gia Mỹ diễn ra vào ngày 9/7/1971 ở Bắc
Kinh, Trung Quốc. Cuộc trò chuyện được đăng tải trên trang web chính thức của
Văn phòng Sử gia thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ trên trang history.state.gov.
Thủ tướng Chu:
“Việt Nam là một đất nước anh hùng”.
Nhà ngoại giao
Kissinger nhất trí: “Họ là dân tộc anh hùng, dân tộc vĩ đại”.
Thủ tướng Chu:
“Họ là một dân tộc vĩ đại, anh hùng, và đáng ngưỡng mộ. Hai ngàn năm trước,
Trung Quốc đã xâm lược xuống phía nam và rồi phải chịu thất bại cay đắng. Trung
Quốc đã bị đánh bại bởi 2 nữ tướng (Hai Bà Trưng)”. “Và khi tôi tới Việt Nam với
tư cách là một đại diện của nước Trung Hoa mới đi thăm Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, cá nhân tôi đã đi viếng mộ của 2 nữ tướng đó và đặt vòng hoa lên mộ để tỏ
lòng kính trọng 2 nữ anh hùng này – những người đã đánh bại tổ tiên chúng tôi,
những người đã đi xâm lược (dân tộc Việt)”.
Người Việt Nam rất
yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thủ tướng Chu Ân
Lai: Vì vậy, người dân Việt Nam cảm thấy họ bị lừa gạt lớn vào thời điểm này.
Quy định đã nêu rõ ràng rằng một năm sau khi Hiệp định Geneva 1954 ký kết, một
cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức ở Việt Nam và rằng cả người dân miền Bắc
và miền Nam Việt Nam sẽ cùng nhau tổ chức các ban bầu cử để vạch ra luật bầu cử.
Bất cứ luật bầu cử nào được xây dựng nên, với sự giám sát của quốc tế thì chắc
chắn rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ trúng cử nếu một cuộc bầu cử diễn ra. Trái
tim người dân đặt vào đó cả. Không thể đi ngược xu hướng, đi ngược sự tiến hóa
của lịch sử.
Đối với điều
này, chúng ta phải theo quan điểm thực tế lịch sử. Người dân Việt Nam dành tình
yêu dạt dào cho Hồ Chí Minh. Ông ấy đem lại cho họ ý thức về phẩm giá dân tộc,
niềm tự hào dân tộc./.
Quốc Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét