
Mạng xã hội đang chiếm
một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần và kinh doanh sản
xuất của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những
lợi ích to lớn mà MXH mạng lại, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy
cơ, thách thức không nhỏ từ không gian mạng, thậm chí đe dọa trực tiếp đến an
ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Cụ thể như những ảnh hưởng tiêu cực từ
các thông tin xấu, độc hại cũng như vấn nạn tin giả, tin sai sự thật.
Gần đây, Bộ trưởng Thông tin truyền thông Nguyễn
Mạnh Hùng đã đưa ra con số đáng chú ý, đó là có 1.575 trang thông tin điện
tử được cấp phép, nhưng có tới gần 1.000.000 trang thông tin điện tử không phép
có tên miền quốc tế, đặt máy chủ ở nước ngoài cung cấp vào Việt Nam.
Lại thấy, trong những năm vừa qua, Bộ Công an đã
ngăn chặn hàng ngàn trang web, blog có nội dung xuyên tạc, phản động. Tất
nhiên, số lượng các trang phản động, xuyên tạc không dừng ở con số hàng ngàn,
mặt khác, diệt trang này trang khác lại mọc ra như vòi bạch tuộc. Trong khi đó,
có khoảng 65 triệu người Việt sử dụng internet với thời gian sử dụng mỗi người
trung bình 7 giờ/ngày.
Từ thực tế đó, có một sự thật hiển hiện rõ ràng
rằng môi trường internet vừa có lợi vừa có hại. Lợi là những tri thức, tiện
ích, thông tin nhanh chóng mà nó mang lại. Hại là những sản phẩm độc hại, những
thông tin giả mạo không thể kiểm soát hết đang hàng ngày hàng giờ tác động đến
con người.
Đặc biệt, internet đang là công cụ cho các tổ chức,
phần tử cơ hội chính trị xuyên tạc, bôi nhọ, Đảng, Nhà nước, văn hóa, xã hội,
lịch sử của chúng ta.
Đến đây, chúng ta thấy trên không gian mạng đang diễn ra một cuộc chiến không tiếng súng, không có giới tuyến để giữ gìn, lan tỏa môi trường trong sạch, lành mạnh. Trong cuộc chiến này, trách nhiệm không chỉ thuộc về 24 báo, tạp chí điện tử và 1.575 trang thông tin chính thống đang phản ánh trung thực tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, đối ngoại của đất nước.
Đến đây, chúng ta thấy trên không gian mạng đang diễn ra một cuộc chiến không tiếng súng, không có giới tuyến để giữ gìn, lan tỏa môi trường trong sạch, lành mạnh. Trong cuộc chiến này, trách nhiệm không chỉ thuộc về 24 báo, tạp chí điện tử và 1.575 trang thông tin chính thống đang phản ánh trung thực tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, đối ngoại của đất nước.
Trách nhiệm này là của tất cả mọi người đang sử
dụng internet. Nếu 64 triệu người đang sử dụng internet là 64 triệu chiến sĩ
chống thông tin xấu, độc thì không gian mạng sẽ thực sự trong sạch, trở thành
môi trường tích cực cho chúng ta và thế hệ mai sau./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét