Án ngữ trên đường số 5 nối từ Hà Nội đi Hải Phòng có đồn Bần Yên Nhân. Đồn có một trung đội lính khố xanh do viên sĩ quan Pháp chỉ huy, kiểm soát trục đường bộ từ Bần tới Phố Nối rẽ đi Hưng Yên. Viên đồn trưởng có cậu con trai đang theo học thầy giáo mà Nguyễn Bình quen biết. Ông đã vận động giác ngộ thầy. Vì ông giáo thường ra vào đồn, tiếp xúc với nhiều binh lính nên đã tạo được một “cơ sở” trong đồn tên là Việt. Anh cung cấp nhiều tin tức quan trọng và lôi kéo được một số lính.
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp ở
Đông Dương. Lính tráng trong đồn hoang mang cực độ. Nhận thấy có thể lợi dụng
điểm yếu này để cướp đồn, tước vũ khí; Nguyễn Bình báo cáo gấp kế hoạch đánh
đồn với Xứ uỷ Bắc kỳ và được chấp thuận.
Ngày 10/3, ông tổ chức ngay cuộc họp
triển khai tại nhà đồng chí Xuân ở Mỹ Hào. Ngày hôm sau, ông lại tổ chức khai
hội tại nhà cụ Hai ở Buộm. Cuộc họp có các đồng chí Nguyễn Trọng Luật (sau này
là Vụ trưởng Vụ Bảo tồn - Bảo tàng), Trần Sâm (cháu gọi ông Nguyễn Đình Tám là
chú, sau này là Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội), Dũng, Vân, Lê Huỳnh… để triển khai
kế hoạch đánh đồn.
Đêm 12/3/1945, khi các nhóm đã tập
trung đầy đủ ở ngã ba Quán Chuột, cách quốc lộ 5 khoảng 200m, Xứ uỷ viên Nguyễn
Khang thay mặt Tổng bộ Việt Minh giao nhiệm vụ. Tới “giờ G”, Nguyễn Bình,
Nguyễn Ngọc Vân và Trần Phong khoác trên mình quân phục sĩ quan Nhật, lon gắn
trên vai, băng đỏ đeo tay, đầu đội mũ vải thả che gáy, chân xỏ giày da có quấn
ghệt, dẫn đầu đội hình được trang bị súng ống. Riêng Nguyễn Bình có thêm thanh
kiếm Nhật dắt chéo ngang hông, trông rất ngang tàng. Ông Lê Liêm, Xứ uỷ viên
phụ trách phong trào Hưng Yên, trắng trẻo đẹp trai, ăn mặc sơ-vin lịch sự trong
vai viên thông ngôn tiếng Nhật, cùng đi theo.
“Tốp lính Nhật” gõ chân rầm rập trên
đường số 5, tiến thẳng tới cổng đồn. Bỗng một tiếng pháo nổ! Cổng đồn mở toang
do có nhân mối chuẩn bị sẵn. Lực lượng ta hô “xung phong!”, rồi ào ạt xông vào
làm địch không kịp trở tay. Cả trung đội lính hoảng hốt giơ tay hàng. Ta thu
được 24 khẩu súng trường cùng 6 hòm đạn. Sau đó, lực lượng ta rút êm ngay trong
đêm.
Sớm hôm sau, tin Việt Minh đánh đồn
Bần Yên Nhân được chuyền từ người này sang người khác. Bà con đi chợ Bần không
ngớt lời khen Việt Minh có tài “xuất quỷ nhập thần", "vào đồn như đi
chợ”, “trong chớp mắt đã nẫng tay trên toàn bộ vũ khí của quân Nhật”.
Khi đánh giá về trận đánh đồn đặc
biệt này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đây là “một trận đánh du kích kiểu mẫu ở
đồng bằng Bắc Bộ”
Học
Bác: Làm gì để dân quý, dân tin?
Lối
sống gần gũi, giản dị, lời nói luôn đi đôi với việc làm của Người là câu trả
lời chính xác nhất cho câu hỏi: Làm gì để dân quý, dân tin!
Nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Cha già kính yêu của dân
tộc, điều đầu tiên người ta nhắc tới là sự gần gũi, giản dị, luôn sống và nghĩ
cho dân, cho nước trước nhất. Bằng lối sống ấy, Người đã giành trọn niềm tin
yêu của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Xin minh chứng câu chuyện về Đại
hội lần thứ III của Đảng năm 1960 qua lời kể của, ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn
Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về văn
hóa-xã hội “Đó là dịp Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960, ông Túc cùng với
các ông Đậu Ngọc Xuân, Trịnh Ngọc Thái được Trung ương phân công lo công tác
phiên dịch văn kiện, phiên dịch ở hội trường. Buổi tối, Bác Hồ thường xuống
động viên anh em phiên dịch và nói chuyện vui. Phát hiện anh Phạm Huy Thông
đánh máy nhầm chủ trương xây dựng 400 nhà máy thành 400 nhà bếp, Bác “mắng”:
“chú này đúng là mũi nhòm mồm”. Rồi Bác chủ động hỏi han về chế độ ăn uống của
anh em làm công tác phục vụ. Khi biết mỗi người được 2 nghìn đồng, lại phải làm
ngày làm đêm, trong khi đại biểu dự Đại hội Đảng được 4 nghìn đồng mà chỉ làm
việc ban ngày, Bác bảo như thế là không công bằng và yêu cầu phải sửa”.
“Chúng
ta biết cả cuộc đời, Người đã sống tiết kiệm thế nào, chống lãng phí ra sao,
Người đã dùng giấy một mặt thế nào; một chiếc phong bì Người dùng đến mấy lần,
và đến cả phút cuối cùng trước lúc về cõi vĩnh hằng, Bác vẫn nghĩ cần phải dặn
lại Đảng, lại nhân dân rằng khi Người qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh
đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của dân”, ông Phong dẫn chứng.
Thế
giới đã từng rất ngạc nhiên và phải thừa nhận Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, một
con người đặc biệt, một nhân vật hiếm thấy, đã trở nên huyền thoại ngay khi còn
sống. Cả thế giới chỉ có một Hồ Chí Minh, một anh hùng giải phóng dân tộc, một
danh nhân văn hóa thế giới. Chỉ có Hồ Chí Minh mới không dành một chút gì riêng
tư cho mình dù đã ở đỉnh cao quyền lực. Từ lúc được sinh ra, đến khi tìm đường
cứu nước cho đến tận cuối đời, từ việc nhỏ đến việc lớn, từ suy nghĩ đến hành
động, Người luôn nghĩ đến nhân dân, đất nước trước nhất.
“Đúng
là chúng ta không thể học hết được ở Bác, nhưng rõ ràng có những việc không
phải không học được. Trong bản Di chúc viết bổ sung năm 1969 dài một trang viết
tay, Bác đã viết ở mặt sau tờ tin tham khảo đặc biệt của TTXVN ngày 3/5/1969.
Việc làm ấy của Bác thực sự muốn làm theo, học theo không khó, nhưng để những
việc làm như thế luôn thường trực trong suy nghĩ, trong thái độ của mỗi người
mới là khó”.
Cái
hay nhất trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là lý luận đi đôi với thực
tiễn, học đi đôi với hành và nói đi đôi với làm. Những đặc tính ấy luôn thường
trực trong tư duy và hành động của Người. Vì thế, mỗi lời nói, việc làm của
Người đều có sức thuyết phục, người dân nhất mực tin tưởng làm theo.
Đối
với chúng ta, việc học và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức của Bác không
phải quá khó nhưng cũng không hẳn dễ dàng nếu người ta không thực tâm muốn học
theo, làm theo. Bởi sự đấu tranh chống lại các biểu hiện suy thoái, chủ nghĩa
cá nhân trong mỗi người là việc làm khó khăn nhất. Những thói hư, tật xấu của
cán bộ như tham lam, kèn cựa, tị nạnh, hình thức… cũng đều bắt nguồn từ chủ
nghĩa cá nhân mà ra. Do vậy, để chống chủ nghĩa cá nhân, ngoài sự quan tâm giúp
đỡ của tập thể, của nhân dân, thì bản thân mỗi cán bộ, đảng viên muốn trưởng
thành phải tự mình rèn luyện, không ai có thể làm thay được.
Và
một thông điệp hãy gần gũi với dân, giản dị trong lối sống, nói được, làm được,
thì người dân không thể không phục, không tin./.

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét