Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt





 Được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta sau hơn một nghìn năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ. Bài thơ chỉ có bốn câu với hai mươi tám chữ nhưng đã tuyên bố một cách hùng hồn và đanh thép về ranh giới lãnh thổ và chủ quyền của nước Đại Việt.
Tinh thần ây không chỉ khẳng định chủ quyền đất nước mà còn tuyên bố quyết tâm giữ vững chủ quyền dân tộc.
Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc lần thứ 2 vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Cái mà Trung Quốc nói “đang hoạt động là vùng thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” chẳng qua là cả vú lấp miệng em. Dư luận lo ngại các hành vi vi phạm của Trung Quốc trên Biển Đông làm suy giảm lòng tin, gia tăng căng thẳng, dẫn tới nguy cơ mất an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không.
Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng,Việt Nam vẫn hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”, và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
          Thiết nghĩ “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” không gì khác là tinh thần “Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời”. Sách trời đó là thượng tôn pháp luật, là tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
         Hữu hiến


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét