Thời gian gần đây, lợi dụng một số vụ việc đơn lẻ
xảy ra trong ngành giáo dục, một số người có cái nhìn chưa khách quan, toàn diện,
thậm chí phủ nhận những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam.Mặc dù cơ quan báo
chí, các luật sư, nhiều nhà giáo lên tiếng kịp thời, phân tích thấu đáo, bình
luận có lý, có tình nhằm giúp công luận có một cái nhìn đúng đắn, khách quan về
vụ việc, thì đáng tiếc vẫn có những ý kiến nhìn nhận vấn đề mang nặng tính áp đặt
chủ quan, thiếu thiện chí, thiếu nhân văn, thậm chí đánh đồng hiện tượng với bản
chất theo kiểu “vơ đũa cả nắm”, từ đó có những liên tưởng, suy diễn không đúng
mực về nhà giáo, về ngành giáo dục Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu”, kể từ khi giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan
tâm đến lĩnh vực giáo dục, vì giáo dục liên quan đến sức mạnh, sự trường tồn,
hưng thịnh của quốc gia. Đảng ta nhiều lần khẳng định, giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Vì
vậy, giáo dục Việt Nam luôn có sự cải cách, đổi mới để theo kịp sự phát triển của
thời đại đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Nền giáo dục
Việt Nam có sự phát triển cả về lượng và chất. Chúng ta không chỉ hoàn thành mục
tiêu đưa hầu hết trẻ em đúng độ tuổi được đến trường học tập và đến nay cơ bản
hoàn thành phổ cập THCS ở khắp các địa phương trong cả nước, mà chất lượng giáo
dục cũng ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực ở tất cả đối tượng học sinh và
các cấp học, bậc học. Điều này được bà Irina Bokova, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) nhìn nhận trong chuyến thăm
Việt Nam tháng 8-2017: “Trong lần thứ ba đến Việt Nam, tôi thấy Việt Nam có nhiều
thay đổi, nhất là sự phát triển tích cực về kinh tế cũng như chất lượng giáo dục,
trong đó có thành tựu về đào tạo giáo viên và thúc đẩy sự công bằng, bình đẳng
về giáo dục”.
Đó là minh chứng thể hiện giáo dục Việt Nam đang
chủ động hội nhập, không ngừng tiếp cận chuẩn mực giáo dục quốc tế để làm mới,
làm giàu cho nền giáo dục của quốc gia. Đó cũng là gam màu tươi sáng thể hiện bức
tranh giáo dục Việt Nam đang trên đà khởi sắc.Tất nhiên, nền giáo dục Việt Nam
cũng đang gặp những khó khăn, thách thức phải vượt qua. Điều này đã được Đảng ta
nhận định sâu sắc tại Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI, từ đó đưa ra những giải pháp
căn cơ, đồng bộ để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà trong thời
gian tới.
Nhật Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét