Từ tình hình biểu
tình ở nước Pháp đang diễn ra, cho thấy việc cần thiết phải quản lý chặt chẽ mạng
xã hội theo quy định của pháp luật, để có môi trường internet “sạch”, phục vụ
người dân, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội.
Những tuần gần
đây, hàng trăm nghìn người dân Pháp đã tập hợp để phản đối chính sách năng lượng
của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Phong trào được gọi là “áo vàng”, hay “áo
gile vàng” được đặt tên từ những chiếc áo khoác hay áo gile màu vàng mà những
người lái xe Pháp phải mặc khi lái xe. Phong trào này bắt đầu từ ngày 17/11 vừa
qua ở những khu vực nông thôn và vùng ngoại ô. Quyết định tăng giá nhiên liệu của
Chính phủ Pháp chính là chất xúc tác cho cuộc biểu tình. Nó lan truyền nhanh
chóng là nhờ mạng xã hội; trong đó facebook có vai trò đặc biệt quan trọng và
phong trào này đã lan sang các nước châu Âu khác.
Tại Pháp, có hơn
280.000 người tham gia phong trào biểu tình có tên “áo Vàng” được kêu gọi qua
facebook và tổ chức theo quy mô địa phương, thu hút tới ¼ dân số Pháp Ban đầu
chỉ để phản đối giá nhiên liệu của Chính phủ đã biến thành các cuộc bạo
loạn. Những “nhà tư tưởng” tự phong trở thành những nhân vật nổi tiếng trên cả
nước, nhờ các trang mạng xã hội và hàng loạt đoạn ghi hình trực tuyến được chia
sẻ trên facebook. Việc facebook cho phép các bài đăng của các tổ chức và các
nhóm xuất hiện trên News Feed (mục tin tức nổi bật) đã thu hút nhiều người
tương tác. Theo đó, có 400 người đã bị thương trong khoảng 2.000 cuộc tuần
hành, một người thiệt mạng khi bị ô tô cán qua. Phong trào này tự thành lập qua
mạng xã hội từ tháng 5 năm nay (ban đầu là một cuộc kêu gọi lấy chữ ký vào đơn
kiến nghị), song đến nay, phong trào “áo Vàng” đã vượt tầm kiểm soát...
Từ tình hình
trên của nước Pháp lại nghĩ về nước ta, cho thấy, việc đưa Luật An ninh mạng đã
được Quốc hội thông qua vào cuộc sống từ tháng 01/2019 tới đây là cần thiết. Và
không chỉ Việt Nam ta, Thái Lan cũng đã ban hành dự thảo luật an ninh mạng của
nước này, để quản lý mạng xã hội. Nói cách khác, các nước đều nhận thấy không
thể “phi chính trị hóa” mạng xã hội trước sự phát triển bão táp của Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư./.
Huy Hiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét