T
Trong lần giảng đạo vào cuối tháng 9/2018 ở Giáo xứ
Thái Hà tại Hà Nội tên Nguyễn Ngọc Nam Phong đã đặt câu hỏi cho các con rằng
"Tại sao chúng ta phải học Tư tưởng Hồ Chí Minh trong khi trên thế giới có
rất nhiều tư tưởng có giá trị lại không được học".
Chúng tôi có thể mở rộng thêm cho ông Nam Phong về
những Tư tưởng vĩ đại của Lãnh tụ Hồ Chí Minh của chúng tôi, để từ nay về sau
ông không được phép "cắn càn", lừa bịp các giáo dân "tốt đời, đẹp đạo" với những
lời lẽ thiếu hiểu biết về một vị lãnh tụ của chúng tôi mà cả thế giới phải kính
nể.
Ông Phong này? Chúng tôi phải học Tư tưởng của
Hồ Chí Minh bởi vì:
Tư tưởng giáo dục của Nghười là sự kế thừa,
tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo và phê phán từ các tiền đề:
Một là, từ chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn
hoá, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam .
Hai là, từ triết lý giáo dục phương Đông, đặc
biệt là triết lý nhân sinh của Nho, Phật, Lão.
Ba là, từ những tư tưởng
tiến bộ thời kỳ cận đại. Những tiền đề quan trọng nhất, cái tạo nên sự phát
triển về chất trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trên cơ sở đó và cùng với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng sinh động,
phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ
về vai trò, mục đích, nội đung và phương pháp giáo dục.
Về vai trò và mục đích của giáo dục, theo Hồ
Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ,
xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính
cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên".
Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực
vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Người kêu gọi:
"Quốc dân Việt Nam ! muốn giữ vững nền độc lập,
muốn làm cho dân mạnh, nước giàu, mọi người Việt Nam... phải có kiến thức mới
để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc,
biết viết chữ quốc ngữ".
Tư tưởng ấy trong sáng và khoa học như vậy, tại
sao chúng tôi lại không học Ông Nam Phong?
Minh Chất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét