Tại
kỳ họp thứ 31 từ ngày 12 - 14/11/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét,
thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Hảo, Giám
đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức, nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Hội đồng Trung ương Liên hiệp
các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Ông Chu Hảo đã vi phạm rất nghiêm trọng
nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, vi phạm tư cách, tiêu chuẩn Đảng viên và
quy định những điều Đảng viên không được làm; có những bài viết, phát ngôn trái
với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng,
Nhà nước, biểu hiện rõ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa". Ngay từ khi phát hiện vi phạm, các tổ chức Đảng đã
nhắc nhở, kiểm điểm, nhưng ông không khắc phục, sửa chữa, mà còn tiếp tục có những
vi phạm mới. Quá trình xem xét, thi hành kỷ luật ông đã không chấp hành các quy
định của Đảng, không chấp hành kiểm điểm, có hành vi chống đối, thách thức. Do
đó, vi phạm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài, ảnh
hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội.
Dư
luận cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước đồng tình với Kết luận của Ủy ban Kiểm
tra Trung ương, sai phạm của ông Chu Hảo đã rõ ràng, việc xử lý kỷ luật thể hiện
đúng phương châm “công minh, chính xác, kịp thời”, không có “vùng cấm”, không
có ngoại lệ, bất cứ người vi phạm là ai, kể cả đương chức hay đã nghỉ hưu. Tuy
nhiên, các thế lực phản động lại cho rằng: “việc kỷ luật giáo sư Chu Hảo, là một
chủ trương đánh vào giới trí thức Việt Nam”, đồng thời nhóm 81 học giả và các
nhà nghiên cứu từ 10 quốc gia đã ký tên bày tỏ lo ngại và lên tiếng ủng hộ Giáo
sư Chu Hảo. Các học giả này cho rằng những cáo buộc của chính phủ Việt Nam là
“vô căn cứ và đáng lo ngại”.
Có
thể thấy rằng, những luận điệu trên của các thế lực phản động là hoàn toàn
xuyên tạc, mục đích của chúng là nói xấu chế độ, nói xấu Đảng ta. Rõ ràng ở mọi
thời đại, tri thức luôn luôn “là nền tảng tiến bộ xã hội”, đội ngũ trí thức là
lực lượng nòng cốt thúc đẩy sự phát triển và phồn vinh của đất nước. Vì vậy,
ông cha ta đã nhấn mạnh: Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì
thế nước mạnh mà hưng thịnh; nguyên khí suy, thế nước yếu mà thấp kém. Sinh thời
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc,
ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế...”. Đảng ta đã có nhiều chủ
trương, chính sách tạo điều kiện để đội ngũ trí thức phát triển ngày càng lớn mạnh,
phát huy tốt vai trò phục vụ tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có thể kể ra những tri thức đã đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp giải
phóng dân tộc của Đảng ta như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Đức
Cảnh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, .v.v..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét