Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

NHẬN DIỆN ĐÚNG ĐỂ ĐẤU TRANH CÓ HIỆU QUẢ VỚI CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI



Những năm gần đây, sự phát triển nhanh của các trang mạng xã hội đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người, có ảnh hưởng lớn (cả tích cực và tiêu cực) đến mọi người dân Việt Nam. Trên thực tế, các trang mạng xã với ưu điểm là tốc độ thông tin nhanh, nội dung phong phú, đa dạng… đem lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng. Việc sử dụng các trang mạng xã hội đúng mục đích và phù hợp sẽ mang đến hiệu quả rất lớn trong đời sống xã hội cũng như cho mỗi người, đồng thời là một trong những công cụ hữu hiệu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh đó mặt trái, tiêu cực của nó cũng không hề nhỏ với những thông tin, hình ảnh có nội dung xấu, độc cũng được tán phát trên các trang mạng xã hội hiện chưa kiểm soát được một cách toàn diện.
Hiện nay, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội để đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo, sai sự thật làm lẫn lộn thật - giả, đúng – sai; hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với mục đích xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch; bôi nhọ, vu khống lãnh tụ, những người nổi tiếng; Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin… Nhất là chúng tập trung xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nướcnói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội, công an và gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, kêu gọi biểu tình .…đe dọa an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Một trong những thủ đoạn thường được các thế lực thù địch sử dụng đó là đăng tải những tin, bài, những hình ảnh trên các báo chí chính thống của ta, đã được chúng chỉnh sửa thành những nội dung bịa đặt, vu cáo hoặc định hướng sai lệch nhận thức. Đồng thời chúng tạo sự thu hút, sự quan tâm của người xem, người đọc tạo cảm giác nửa tin, nửa ngờ và nếu không tìm hiểu, nghiên cứu kỹ sẽ bị tác động xấu bởi những thông tin xuyên tạc này. Chúng lập lên nhiều trang và các tài khoản, fanpage… để đăng tải những thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình chính trị ở Việt Nam, nhưng núp dưới những tên gọi khác nhau. Đây là thủ đoạn rất nguy hiểm, thâm độc khiến người đọc, người xem lầm tưởng là trang của những người yêu nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước vì vậy mức độ tuyên truyền, thẩm thấu vào suy nghĩ của mỗi người thường rất nhanh.
Chủ đề chính mà các đối tượng thù địch tập trung xuyên tạc và đăng lên mạng xã hội là vấn đề “chia bè, chia phái”, lợi dụng một số sự kiện chính trị, vấn đề phức tạp, nhạy cảm để chống phá trong nội bộ ta và mối quan hệ Việt Nam với các nước; Lợi dụng hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông; các vụ việc mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại một số địa phương... Các thế lực thù địch sử dụng tần suất lớn, đưa thông tin dày đặc, tràn lan, xuyên tạc, bịa đặt để đánh lừa, kích động người xem, người đọc.
Để đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội đạt hiệu quả điều tiên quyết phải xây dựng được nhận thức đúng đắn cho người dùng, phải được cung cấp thông tin những chính thống, chính xác, kịp thời và đầy đủ. Thực tiễn cho thấy, khi nguồn thông tin chính thống đáp ứng được nhu cầu thông tin của mỗi cá nhân, thì nhu cầu tiếp cận với các thông tin không chính thống - thông tin sai trái, thù địch sẽ được giảm đi và hạn chế rất nhiều. Hiện nay, nhiều báo lớn đều có trang điện tử, các cơ quan, đơn vị, địa phương đều có trang thông tin hoặc cổng thông tin điện tử để đăng tải, cập nhật những chính thống. Tuy nhiên, việc người sử dụng mạng xã hội chưa hình thành thói quen khai thác thông tin trên những kênh chính thống và chia sẻ, nên tác dụng tuyên truyền, định hướng hiệu quả chưa cao. Để khắc phục điều này, đòi hỏi người sử dụng phải xây dựng thói quen tiếp cận, khai thác thông tin trên mạng xã hội, nhất là việc khai thác những thông tin trên những cổng thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước.
Một là, thường xuyên tiếp cận trực tiếp, kịp thời với các thông tin chính thống, có sự so sánh, đối chiếu để vạch trần luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Đồng thời cần phải thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung thông tin chính thống, đảm bảo phong phú, đa dạng, tùy theo đối tượng để cung cấp, phổ biến và truyền tải.
Hai  là, xây dựng bản lĩnh vững vàng, có nhận thức đúng đắn, có sự nhìn nhận, đánh gía đúng khi tiếp cận những thông tin nhạy cảm, nhất là ở những thời điểm diễn ra các sự kiện mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng để xuyên tạc, chống phá. Những bài viết, bài nói, đoạn video clip... của các phần tử phản động thường mập mờ về tác giả cụ thể, nội dung đề cập một cách mập mờ, cung cấp thông tin dạng một chiều v.v.. đều có dấu hiệu của sự giả tạo, lừa bịp.
Ba là, Trước những thông tin có dấu hiệu xuyên tạc, trái chiều, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng công bố thông tin chính thống để phản bác lại thông tin bịa đặt, để định hướng dư luận. Các cơ quan báo chí, các phương tiện truyền thông, các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân cần phối hợp chặt chẽ, tạo nên sức mạnh tổng hợp vạch trần các âm mưu phản động thù địch, từng bước cô lập chúng trên mạng xã hội. Chủ động đăng tải, chia sẻ, lan tỏa những tin, bài, ảnh có nội dung tích cực, gương người tốt việc tốt trong học tập, công tác, lao động sản xuất, trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày, ... “lấy cái đẹp để dẹp cái xấu”. Đồng thơi tham gia bình luận góp phần đấu tranh làm rõ sự xuyên tạc, sai trái, phản động của các thế lực thù địch.
Bốn là, từng cán bộ, đảng viên và nhân dân cần khắc phục các biểu hiện: lười học tập rèn luyện, nhất là học tập lý luận chính trị; lười đọc báo và các trang tin chính thống, thích khai thác các loại thông tin đa chiều trên mạng xã hội nhưng thiếu bản lĩnh để phân tích, xử lý thông tin; bình luận, cổ xúy những sự kiện, vấn đề nhưng không hiểu được nội dung, bản chất.
Xây dựng nhận thức đúng đắn, nhận diện đầy đủ, khoa học, khách quan về âm mưu, thủ đoạn chống phá trên không gian mạng của các thế lực thù địch. Trên cơ sở đó trang bị kiến thức cần thiết để mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, tự “miễn dịch” với những thông tin xấu độc, đồng thời xây dựng cho mỗi người có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, không tin theo, không truy cập và tán phát, chia sẻ những thông tin xấu độc. Nhận diện đúng chính là cơ sở, tiền đề vững chắc chủ động đấu tranh với các quan điểm sai trái, phản động trên không gian mạng, kiên quyết làm thất bại âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch./.

                                         Văn Tuân
                                          


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét