Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

VIỆC XÂY DỰNG ĐẶC KHU KINH TẾ 99 NĂM - CẨN TRỌNG TRÁNH BỊ LỢI DỤNG



          Thời gian qua, sau khi Quốc hội đưa ra dự thảo Luật đặc khu để lấy ý kiến của người dân thì vấp phải những phản ứng trái chiều từ dư luận. Lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, nhiều đối tượng trong làng “dâm chủ” đã đưa ra các luận điệu tuyên truyền rằng "cho Trung Quốc thuê đất là bán nước cho kẻ thù dân tộc", "phản đối Chính phủ cho Trung Quốc thuê đất lập đặc khu",… nhưng họ đâu biết tác dụng của đặc khu kinh tế.
          Đặc khu kinh tế, còn gọi là khu kinh tế tự do, khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, hay thậm chí đơn giản chỉ là khu kinh tế, khu tự do, là tên gọi chung cho các khu kinh tế được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt. Trong một khu kinh tế tự do có thể gồm nhiều khu chức năng như khu vực phi thuế quan (khu vực bảo thuế), khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tiểu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ,...
          Tác dụng của đặc khu là gì?Việc hình thành các đặc khu kinh tế giúp:
          Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, linh hoạt về thuế phí, các quy chế kinh doanh tối giản tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển, chính sách về lao động linh hoạt giúp người lao động đặc biệt là lao động trình độ cao được tiếp cận môi trường làm việc hiện đại, thu nhập cao.
          Phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và hiện đại, cùng với sự ra đời của đặc khu kinh tế thì cơ sở hạ tầng theo đó cũng được nâng cấp, đặc biệt là về các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, khoa học, vui chơi giải trí sẽ được đầu tư mang đẳng cấp quốc tế!
          Cẩn trọng trước việc lợi dụng việc xây dựng đặc khu tuyên truyền, kích động.Mô hình đặc khu kinh tế không phải là mới xuất hiện mà trên thế giới rất nhiều nước áp dụng và thấy được hiệu quả rõ rệt. Trung Quốc chẳng hạn. Trong năm 1978, khi quốc gia này “mở cửa”, Thâm Quyến chỉ là một làng chài nghèo nàn, nằm cạnh Hồng Kông phồn hoa bậc nhất châu Á. Thâm Quyến sau đó được phát triển thành đặc khu kinh tế và sau 30 năm, nơi đây trở thành một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu Trung Quốc, với dân số gần 13 triệu người và GDP hàng năm lên đến gần 300 tỷ USD. Còn anh bạn của chúng ta là Cụ Bà đã xây dựng đặc khu kinh tế cảng biển Mariel đi vào hoạt động từ năm 2014 và là dự án mũi nhọn của Chính phủ Cuba nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Malaysia cũng đang vận hành chuỗi đặc khứ suốt 10 năm nay. Và quốc gia lân cận Indonesia sau khi ban hành Luật đặc khu vào năm 2009, đến nay đã thành lập 10 đặc khu ven biển rất thành công,…
          Có người lo sợ rằng, việc xây dựng đặc khu kinh tế sẽ giống như Hồng Kông và Ma Cao của Trung Quốc thì họ đã nhầm, bởi đây là các đặc khu hành chính khác hoàn toàn so với đặc khu kinh tế; khi đặc khu hành chính có hệ thống chính quyền, luật pháp và văn hóa khác biệt còn đặc khu kinh tế thì phải chịu những quy định của pháp luật quốc gia đó. Vậy thì xây dựng đặc khu kinh tế đâu có nghĩa là bán đất cho Trung Quốc?
          Cần phải thấy rằng, khi nước ra quyết định mở cửa, hội nhập vào năm 1986 cũng có nhiều quan điểm trái chiều trong đó không ít sự phản đối, nhưng chúng ta vẫn thực hiện và kết quả là kinh tế phát triển như ngày hôm nay. Xây dựng mô hình đặc khu kinh tế cũng vậy, đây có thể sẽ là bước đột phá trong sự phát triển kinh tế của đất nước và để làm được điều đó thì cần được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, trước hết, quần chúng nhân dân cần cảnh giác trước các luận điệu lợi dụng việc xây dựng đặc khu kích động chia rẽ, mà hãy bình tĩnh tìm hiểu về lợi ích của các đặc khu kinh tế để góp ý cho bản dự thảo luật đặc khu được hoàn thiện hơn.

 Trung Kiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét