Như chúng tá đã biết, từ sau khi Việt Nam -
Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (tháng 11-1991), thành tựu lớn nhất, nổi bật
nhất là hai nước đã không ngừng củng cố, phát triển quan hệ chính trị - ngoại
giao. Có thể nói rằng, hiếm có quan hệ nào phát triển nhanh chóng như quan hệ
chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thông qua các chuyến thăm hữu nghị, các
cuộc hội đàm song phương, các cuộc gặp gỡ tại các diễn đàn thế giới, khu vực…
Việt Nam và Trung Quốc đã định ra khuôn khổ hợp tác, từ “láng giềng hữu nghị,
hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến “láng
giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005) và cuối cùng là
“đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (năm 2008).
Nhằm tăng cường, thúc đẩy quan
hệ, Việt Nam và Trung Quốc duy trì cơ chế viếng thăm cấp cao thường niên - một
cơ chế hợp tác hết sức hiệu quả, cho phép kịp thời giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong quan hệ; đồng thời, tiếp tục tìm ra hướng đi mới cho quan hệ hai
nước. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiến những bước dài với các hoạt động ngoại
giao nhân dân, các cuộc gặp gỡ giữa các ban, ngành, các bộ… với nội dung trao
đổi, hợp tác đa diện, nhiều chiều, nhiều tầng nấc. Điểm đặc biệt trong quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc là hai nước không ngừng mở rộng không gian hợp tác thông
qua kênh đa phương, thông qua các tổ chức quốc tế cũng như khu vực trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Một trong những bằng chứng nổi bật về thành
tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc là hai nước đã
giải quyết được hai trong ba vấn đề bất đồng quan trọng liên quan đến biên
giới - lãnh thổ. Thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao trong quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc là khởi đầu tốt và tiền đề có tính nền tảng cho sự phát
triển của quan hệ kinh tế - thương mại. Với hơn 50 hiệp định hợp
tác về kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế và khá nhiều thỏa thuận cấp nhà
nước, quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc không chỉ khởi sắc mà còn phát
triển một cách mạnh mẽ. Trung Quốc trở thành một trong những đối tác thương mại
quan trọng của Việt Nam và kim ngạch mậu dịch giữa hai nước gia tăng không ngừng.
Song song với những phát triển vượt bậc trong quan hệ kinh tế, các hoạt động
trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và du lịch cũng
diễn ra không kém phần sôi động. Sự hợp tác, giao lưu văn hóa góp phần đắc lực
để hai dân tộc Việt, Hoa thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ chính
trị, kinh tế, ngoại giao, là cầu nối vững chắc cho các mối quan hệ khác không
ngừng nâng cao cả về chất và lượng.
Như vậy những luận điệu
xuyên tạc, nói xấu mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc của đối tượng Trần
Quang Thành chỉ là một chiêu trò
nhằm kích động, chống phá, chia rẽ mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước, là
một hành động hoàn toàn sai trái, phản động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét