Gần đây,
trên không gian mạng xuất hiện bài viết GS Lê Hữu Khóa với tự đề “Nhân trí dân
chủ (phần 2)”. Trong bài viết, Lê Hữu Khóa đã nhân
danh GS để nói lên những điều mang tính chất tưởng chừng như rất “lý luận”,
khoa học. Tuy nhiên, ẩn chứa đằng sau vỏ bọc đó là nội dung đầy tính chất phản
động. Bằng những lập luận vòng vo, lươn lẹo, ông đã trắng trợn xuyên tạc quan
điểm của Đảng về trí thức: “Từ khi thành lập 1930 cho tới nay: không dám đối
thoại với trí thức đại diện cho dân trí dân chủ, không dám đối luận với các
chuyên gia về nhân tri dân chủ…”.
Chỉ cần
đọc qua bài viết này, bất kỳ ai cũng đều nhận rõ Lê Hữu Khóa lợi dụng chức danh
GS để sử dụng những lập luận xảo trá, lừa lọc, vu cáo hòng đánh lừa nhân dân,
làm nhân dân tin rằng Đảng ta không coi trọng trí thức, không phát huy dân chủ,
phát huy những sáng kiến hay của đội ngũ trí thức trong xây dựng đất nước… Từ
đó, hạ thấp uy tín của Đảng; làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng, từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chế độ chính trị
ở nước ta.
Từ thực
tiễn cho thấy, trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng trí
thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trí thức là vốn quý của dân tộc. Ở
nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”. Sau Tổng khởi nghĩa Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, trong những ngày đầu thành lập nước, Đảng, Nhà
nước ta đã ủy thác cho nhiều trí thức giữ những cương vị quan trọng trong bộ
máy chính quyền như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Văn Tố, Bùi Bằng
Đoàn, Phan Kế Toại luật sư Phan Anh, giáo sư Đặng Thai Mai… Đồng thời, Đảng ta
cũng kêu gọi đông đảo trí thức Việt kiều về nước như giáo sư Nguyễn Văn Huyên,
Hồ Đắc Di, Lê Văn Thiêm, Trần Đại Nghĩa… để cùng với trí thức trong nước góp
phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc.
Trong giai
đoạn hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta
luôn nhất quán và kiên trì thực hiện quan điểm: “Đối với trí thức, phát huy
năng lực, trí tuệ, mở rộng thông tin, phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài.
Khuyến khích các trí thức, các nhà khoa học phát minh, sáng tạo. Bảo vệ quyền
sở hữu, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức trong công cuộc phát
triển đất nước”. Thực tiễn đã chứng minh, Đảng, Nhà nước ta đã thực thi nhiều
cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức đem lại hiệu quả cao
như: chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức; chính sách tạo môi
trường phát huy vai trò của trí thức; chính sách sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh trí
thức và chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Nhiều giải
thưởng quốc gia và của các ngành, các lĩnh vực, việc phong tặng các chức danh
khoa học, các danh hiệu cao quý cho trí thức, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ,…
đã được thực hiện, khích lệ, động viên tinh thần đối với trí thức, góp phần
phát huy tiềm năng và nội lực của đội ngũ trí thức trong hoạt động thực tiễn.
Thiết nghĩ, GS Lê Hữu Khóa dù
ông ở đâu, làm gì, nhưng đã có trong mình dòng máu của người dân đất Việt thì
phải có những đóng góp tích cực cho đất nước chứ đừng sử dụng những luận điệu
mang tính kích động, mù quáng, chia rẽ, phản động như vậy. Dù Ông có những lập
luận theo kiểu lươn lẹo, vòng vo, lừa bịp và xảo trá, phản động như thế nào đi
chăng nữa cũng sẽ bị lật tẩy trước tinh thần cảnh giác của những trí thức chân
chính, cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Văn Bản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét