Đây
là bài viết nhằm “ca ngợi” Huỳnh Thục Vy, một đối tượng vừa bị Tòa án nhân dân
Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk lăk tuyên án 2 năm 9 tháng tù giam vì đã có hành vi
xúc phạm Quốc kỳ theo quy định Điều 276 Bộ Luật Hình sự năm 1999.
Theo cáo trạng, do ý thức coi thường pháp luật,
vào khoảng 11 giờ ngày 01/9/2017, đối tượng Huỳnh Thục Vy đi xe máy đến trước nhà
số 1222 đường Hùng Vương (phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ). Tại đây, Vy một
tay cầm lá cờ, một tay dùng bình sơn mi ni xịt sơn trắng lên chính giữa ngôi
sao của 2 lá cờ Tổ quốc do UBND phường Thống Nhất cắm trước số nhà 1222 và 1224
(đường Hồ Chí Minh) nhân kỷ niệm 72 năm ngày Cách Mạng Tháng Tám và Quốc khánh
2-9.
Sau khi xịt sơn, Vy dùng điện thoại di động
tự chụp hình cùng 2 lá cờ bị xịt sơn rồi vứt bỏ bình sơn vào thùng rác bên đường
và về nhà. Đến 12 giờ 16 phút cùng ngày, Vy đăng hình ảnh chụp với 2 lá cờ Tổ
quốc bị xịt sơn lên trang Facebook cá nhân và ghi nội dung "Phản đối lễ lạc
bằng cờ đỏ sơn trắng”.
Trước
đó, Huỳnh Thục Vy đã nhiều lần bị các cơ quan xử phạt hành chính với hành vi làm ra, tán phát,
tàng trữ tài liệu có nội dung chống chính quyền. Cô ta cũng từng bị bắt, xử lý
2 năm tù đối với tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88 Bộ
luật Hình sự. Chính đối tượng cũng từng thổ lộ rằng “Báo Trẻ bên Texas và báo
Việt Luận bên Úc trả cho mình 50 đô cho một bài viết”, tất nhiên đó là những
bài viết có nội dung tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước.
Chúng ta ai cũng biết, Lá cờ đỏ sao vàng là
Quốc Kỳ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Qua mấy ngàn năm, bao đời con dân đất
Việt, từ thuở Văn Lang Âu Lạc, từ thuở các Vua Hùng đến lớp lớp thế hệ tiếp
theo đã trao truyền nhau dựng xây và bảo vệ, phát triển non sông gấm vóc này
cho đến ngày hôm nay.Để Tổ quốc Việt Nam được độc lập, tự do, vinh quang, rạng
rỡ như hôm nay, thì lớp lớp thế hệ ông, cha đi trước trên dải đất hình chữ S
này đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức, hy sinh xương máu để hun đúc
nên linh hồn của lá Cờ đỏ sao vàng đã tung bay đầy tự hào kiêu hãnh trên khắp mọi
miền của đất nước trong bao nhiêu thập kỷ qua. Ở đó, nền cờ đỏ tượng trưng cho
nhiệt huyết cách mạng, biểu tượng cho sự chiến đấu và chiến thắng. Màu vàng của
ngôi sao tượng trưng cho linh hồn dân tộc, ngôi sao năm cánh tượng trưng cho
các tầng lớp nhân dân cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Quốc kì còn tượng trưng cho cái giá phải trả
cho độc lập, tự do. Màu đỏ của lá cờ chính là máu đỏ đã thấm đẫm của hơn 1 triệu
anh hùng liệt sỹ. Cờ đỏ sao vàng là minh chứng ghi dấu những trang sử vẻ vang,
hào hùng kháng chiến chống thực dân đế quốc của dân tộc mà mỗi người Việt Nam
chân chính đều luôn mang trong tim niềm tự hào sâu sắc.
Vì thế, Nhân dân Việt Nam lấy làm tự hào và
hãnh diện mỗi khi được nhìn thấy Lá Cờ tổ quốc tung bay trong các sự kiện. Lá cờ tung
bay trong các buổi chào cờ của các cơ quan, đơn vị, nhà trường; trong các sự kiện
quốc tế mà Việt Nam tham dự; trong các ngày Lễ lớn của đất nước; trên đỉnh Lũng
Cú (Hà Giang) hay ngão nghễ giữa quần đảo Trường Sa mênh mông biển trời,… Thật
hãnh diện và xúc động biết bao khi lá cờ đỏ sao vàng của chúng ta hiên ngang
cùng Quốc kỳ của các quốc gia khác trước tòa nhà Liên hợp quốc và nhiều tổ chức
quốc tế khác. Hay như vừa qua, sự kiện đổi tuyển U23 Việt Nam vào chung kết giải
U23 Châu Á, cả biển người khắp mọi miền đất nước được phủ một màu cờ đỏ. Nhìn lá Cờ thiêng liêng của Tổ quốc đỏ thắm tung bay
trước gió, hòa quyện với bài Quốc ca được vang lên, “Cờ in máu chiến thắng mang
hồn nước”… mà cảm xúc dâng trào mãnh liệt, hồn thiêng sông núi nước Nam, đang hừng
hực, như đang sôi lên, truyền cảm hứng, như chảy vào con tim, vào khối óc, các
vi huyết quản, như thôi thúc con tim đầy nhiệt huyết của hàng triệu người dân đất
Việt. Người hát, người nghe, như một sự đồng cảm, có một điều gì đó thiêng
liêng dành cho Tổ quốc, muốn gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào
và tự tôn dân tộc vào lá cờ đỏ sao Vàng. Vì thế, tinh thần trở nên mạnh mẽ,
truyền cho ta cảm hứng, khí thế, sục sôi như năm nào ra trận. Vì thế, lá Cờ
đỏ Sao vàng chính là nguyên khí Quốc gia, đó là tinh thần dân tộc cao cả. Và
người dân Việt Nam có quyền hãnh diện, tự hào và có trách nhiệm gìn giữ nâng
niu Lá Cờ Tổ quốc của mình như một báu vật Quốc gia.
Vậy mà Huỳnh Thục Vy lại đang tâm có những lời lẽ xằng bậy,
có những hành vi xúc phạm đến Quốc kỳ của Tổ quốc Việt Nam, nơi đã sinh ra ông,
bà, cha, mẹ của Vy. Không những không ăn năn hối cải về hành vi của mình
mà Huỳnh Thục Vy còn ngang ngược nói rằng: “Xịt sơn lên cờ máu là một phần
của quyền tự do biểu đạt của công dân theo luật quốc tế bất chấp luật rừng của
chính quyền độc tài…”. Hành vi ngông cuồng, coi thường pháp luật của Huỳnh
Thục Vy không chỉ xúc phạm Quốc kỳ mà cô ta còn xúc phạm đến cả dân tộc này, đến
những người đã hy sinh máu xương của mình vì nền độc lập tự do và thống nhất của
đất nước. Chỉ có những kẻ phản bội tổ quốc, coi nhẹ giá trị của dân tộc mới
cả gan xúc phạm quốc kỳ của dân tộc Việt Nam.
Không thể có
chuyện “nhân quyền” cao hơn chủ quyền!. Quốc kỳ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trang trọng trong
Hiến pháp 2013. Điều 276 Bộ luật Hình sự năm 1999 về Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc
huy quy định: Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Quốc kỳ là thiêng liêng, là bất khả
xâm phạm, không ai được phép xúc phạm Quốc kỳ. Vậy cho nên, hành vi xúc phạm Quốc
kỳ của đối tượng Huỳnh Thục Vy là hoàn toàn rõ ràng, và với sự thiếu hợp tác, cố
tình chống đối đến cùng của đối tượng, các cơ quan tư pháp đã xử lý đúng người,
đúng tội, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Vậy tại sao Thái Bá Tân lại
“ca ngợi” đối tượng Huỳnh Thục Vy? Với cấu trúc thơ năm chữ quen thuộc, Thái Bá
Tân đã “vẽ” nên “hình tượng” Huỳnh Thục Vy như một người anh hung. Đây cũng
không phải lần đầu tiên Thái Bá Tân có những hành động như vậy, trước đó là “Mẹ
Nấm”, “Trần Huỳnh Tri Thức”,… những đối tượng phản động, chống phá đang bị các
cơ quan chức năng xử lý, Thái Bá Tân đều dùng những lời lẽ “tô hồng”, qua đó nhằm
cổ súy, kích động, bôi nhọ chế độ, đánh tráo bản chất gây nhiễu loạn dư luận,
phân tâm mất niềm tin trong một bộ phận nhân dân.
Cũng cần phải nhìn nhận lại
con người Thái Bá Tân. Ông ta vốn là một thầy giáo, dịch giả, nhà văn. Từ
1967-1974, khi cả nước đang dồn toàn lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
thì ông được cử đi sang Liên Xô (cũ) du học tại Đại học Ngoại ngữ Matxcova. Sau
đó, ông về nước làm việc tại Nhà xuất bản Lao động, rồi Hội Nhà văn Việt Nam
cho đến khi nghỉ hưu. Nhưng với sự bất mãn cá nhân, ông ta càng ngày càng bộc lộ
sự “sùng ngoại” quá mức, công khai đả kích Đảng và chế độ, xuyên tạc lịch sử giải
phóng dân tộc và hai cuộc kháng chiến thần thánh của đất nước, phủ nhận thành tựu
của công cuộc đổi mới. Cùng với những tri thức như Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Nguyễn
Quang A, Tương Lai,… Thái Bá Tân đang đòi xây dựng một xã hội “dân chủ”, với những
giá trị tự do, hoàng nhoáng kiểu Mỹ mà ông ta không hiểu đặc điểm, tình hình đất
nước, xu thế thời đại và giá trị của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội mà Đảng và nhân dân ta đã chọn.
Thật là thất vọng với những trí thức tự cho mình là tài giỏi
xuất chúng, vỗ ngực ta đây và luôn cho mình có quyền bày tỏ “chính kiến” dù chả
biết đúng hay sai và khi lợi ích không đạt thì quay sang bất mãn. Những trí
thức như vậy thường chỉ hành động vì “cái tôi” chứ mấy ai “đau vì nỗi đau của
dân tộc, nhục vì nỗi nhục của giai cấp”. Theo như V.I.Lênin, đây là những kẻ
coi trí thức là “siêu giai cấp” hoặc đứng trên giai cấp và Người nói: “Nếu
không nhập cuộc với một giai cấp thì giới trí thức chỉ là một con số không mà
thôi”.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh quan điểm nhất quán là
lấy “Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
làm nòng cốt” của cách mạng. Do vậy, trí thức tách rời khỏi Đảng là âm mưu phá
vỡ khối liên minh giai cấp, khối đại đoàn kết toàn dân. Chúng ta cần hết sức
cảnh giác, nhận diện và đấu tranh kiên quyết với những âm mưu, thủ đoạn này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét