Thời gian qua, nhiều cán bộ ngành Công an bị khởi tốt khởi tố liên quan đến vụ án “Cố ý
làm lộ bí mật nhà nước,” “Trốn thuế,” “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ” của Phan Văn Anh Vũ, việc bắt và xử lý việc tổ chức đánh bạc
liên quan tới Ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa và gần đây nhất là ngày
14/12/2018, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can và ra quyết định cấm đi
khỏi nơi cư trú đối với ông Trần Việt Tân, nguyên Tổng cục trưởng và ông Bùi
Văn Thành, nguyên Phó Tổng cục trưởng Bộ Công an về "Tội thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng”... Bên cạnh nhiều ý kiến ủng hộ cũng có nhiều luồng thông
tin trái chiều. Trên các trang mạng, nhan nhãn các ý kiến thể hiện sự bức xúc,
phản ứng không tốt, tuyên truyền kích động gây mâu thuẫn nội bộ, nói xấu cán
bộ, quy kết bản chất cán bộ trong chế độ ta là tham nhũng, gây tâm lý hoài
nghi, hiểu lầm không tốt trong một bộ phận quần chúng nhân dân.
Từ vấn đề
trên, chúng ta nên hiểu rằng: Tham nhũng
từ lâu đã được coi là "một đại dịch". Không chỉ ở Việt Nam mà với tất
cả các các quốc gia trên thế giới, dù phương Đông hay phương Tây, dù châu Á hay
Châu Âu, châu Mỹ; tham nhũng vẫn luôn là "kẻ thù nguy hiểm nhất" phá
hoại nền kinh tế và đe dọa sự phát triển của xã hội. Ngay cả với Trung Quốc,
một quốc gia lớn ngay bên cạnh nước ta, bằng chiến dịch "đả hổ diệt
ruồi"cũng đã mạnh tay xử lý hàng ngàn vụ án tham nhũng, bắt giam và xử lý
hàng loạt quan tham như Ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, nguyên Bộ trưởng Bộ
công an Chu Vĩnh Khang, cho đến những Cốc Tuấn Sơn, Từ Tài Hậu... Hoặc như ở
Nga, chính phủ cũng đã thực hiện chiến dịch "bàn tay sắt" trong cuộc
chiến với nạn tham nhũng, kiên quyết xử lý những quan chức lạm quyền trong bộ
máy nhà nước như Viện trưởng Viện công tố Liên bang Vlađimia Uxtinốp, Phó ban
điều tra các vụ án đặc biệt quan trọng thuộc Cục điều tra thi hành án Matxcơva
Dumovets về tội nhận 0,5 triệu USD tiền hối lộ để tha bổng hai bị cáo phạm tội
buôn lậu. Hoặc hàng loạt quốc gia khác như Mỹ, Braxin, Ucraina, Hàn Quốc,
Philippin...đều có những vụ án điển hình về tham nhũng được đem ra xét xử.
Ở nước
ta, chưa bao giờ công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta nhận được
sự quan tâm, ủng hộ của Nhân dân nhiều như hiện nay. Song đây mới chỉ là những
tín hiệu bước đầu. Bởi từ lâu, tham nhũng được coi là "quốc nạn". Có
thể chúng ta buồn và cảm thấy đau lòng khi những cán bộ của Đảng bị bắt và bị
xử lý trước pháp luật. Song không thể vì những "con sâu" mà "làm
rầu nồi canh". Quyết tâm chống tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ,
cần được sự ủng hộ của toàn xã hội. Mọi người phải sống và làm việc theo pháp
luật. Khi đã lấy pháp luật làm "thượng tôn" thì mới đem lại sự công
bằng cho mọi công dân. Và chỉ khi nào có được sự đồng thuận cao của "Ý
Đảng lòng dân" thì quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, của Nhà nước mới
đạt được hiệu quả lâu dài....
Từ những vụ việc
trên chúng ta khẳng định rằng công tác đấu tranh phòng chống tham
nhũng của Đảng ta đang đi
đúng hướng và đạt
được kết quả thiết thực. Việc xem xét, xử
lý kỷ luật đối với cán bộ sai phạm, thiếu trách nhiệm là hết sức cần thiết,
nhằm làm trong sạch bộ máy nhà nước, trong sạch Đảng; đồng thời thể hiện tính
nghiêm minh của kỷ luật Đảng, thể hiện quyết tâm đấu tranh phòng chống tham
nhũng của Đảng ta, thực hiện nguyên tắc
thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm đối với bất kỳ ai, dù họ ở cương vị nào,
là Giám đốc, Tổng giám đốc, là Thứ trưởng hay Bộ
trưởng ...đều có thể bị lôi ra vành móng ngựa. Mọi hành vi vi phạm pháp
luật đều phải bị xử lý, qua đó củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà
nước.
Từ việc đưa ra xử lý, nhiều cán bộ
cao cấp nguyên hoặc đương chức, thậm chí có cả
cán bộ thuộc hàng cao cấp của Đảng đã bị xử lý nghiêm khắc với mức án rất
nghiêm trọng, không chỉ dừng lại ở chỗ thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng,
của Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, và cũng không chỉ dừng lại
ở việc làm trong sạch nội bộ ngành công an, mà nó còn là tiếng chuông cảnh báo
về công tác cán bộ ở mọi ngành mọi cấp, từ việc tuyển sinh tuyển dụng, đến quy
hoạch, đề bạt, cất nhắc và sử dụng cán bộ. Điều
này, đã lấy lại niềm tin trong nhân dân đối với công cuộc phòng chống tham
nhũng, làm trong sạch đội ngũ của Đảng. Sự quyết liệt của công cuộc phòng chống
tham nhũng còn góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế bởi nó đem lại sự
phấn khởi cho người dân, niềm tin của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Vì vậy mỗi chúng ta, đã là người công dân Việt Nam,
cần tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước
ta; đấu tranh với các quan điểm, luận điệu xuyên tác lợi dụng vấn đề trên để
nói xấu, bôi nhọ nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước; chia rẽ mối đoàn kết
nội bộ, chia rẽ nhân dân với Đảng, nhân dân với quân đội và công an.
Văn Phú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét