Như
chúng ta đã biết trong xu thế bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay máy tính,
điện thoại thông minh có kết nối internet đã trở thành phương tiện phổ biến và
dễ dàng truy cập vào các trang mạng xã hội, là một “Kênh” tiếp nhận hàng ngày.
Đây cũng là “Mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng nhằm
chuyển tải, phát tán những thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, phản động.
Vậy để nhận diện và xử lí đúng, có hiệu quả những thông tin xấu độc trong môi
trường bùng nổ thông tin hiện nay là
vấn đề được các cấp ủy, chỉ huy các cấp đặc biệt quan tâm.
1.
Nhận diện:
Xuyên tạc thông tin nhằm làm sai lệch bản chất của
sự việc, hiện tượng là một việc làm thường xuyên của một nhóm người thuộc diện
trục lợi hoặc thù địch với cách mạng Việt Nam. Họ thường dựa vào một số sự việc
xảy ra trong đời sống xã hội để tìm cách thêm thắt, dắt dây, thổi phồng sự
việc, làm sai lạc hoàn toàn bản chất của sự việc. Thủ đoạn này vốn không mới
nhưng thực sự nguy hại, bởi nó làm cho môi trường thông tin trở nên lẫn lộn trắng
đen, thật giả khó phân biệt. Các thông tin thường cho thấy:
Thứ nhất, hầu hết các thông tin đều ở dạng “mập
mờ”, thiếu căn cứ, nên người đọc có muốn kiểm chứng cũng khó.
Thứ hai, thông tin trong các bài viết, video clip
đều được thực hiện kiểu dẫn dắt vòng vo, thông tin nọ dính vào thông tin kia,
sự việc nọ gắn vào sự việc kia, nhắm tới
mục tiêu cuối cùng là nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên tạc vai trò của Nhà
nước, phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Có nhiều clip chỉ là một
đoạn video hoặc là một vài hình ảnh tĩnh nhặt nhạnh trên mạng, sau đó được đối
tượng cắt ghép, lặp qua, lặp lại tạo cớ minh họa cho lời bình.
Thứ ba: Những vấn đề hết sức nóng bỏng của xã hội
nhưng lại làm lệch thông tin, sai sự việc, làm cho quần chúng nghĩ sai, hiểu
sai và làm sai.
2.
Một số giải pháp cần đề xuất:
Một là:
Phải thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng,
có trình độ kiến thức và khoa học xã hội, khoa học nhân văn, có hiểu biết về
công nghệ thông tin và các kỹ năng ứng dụng, truy cập mạng. Phối hợp chặt chẽ
với lực lượng 47 của các đơn vị có nhiệm vụ nghiên cữu, thu thập thông tin, bài
viết, hình ảnh, clip… có nội dung độc hại phản động để chuyển tải, giáo dục,
định hướng cho cán bộ, chiến sĩ thông qua học tập, sinh hoạt.
Hai là:
Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đầu tư mua sắm phương tiện nghe
nhìn nhằm đa dạng hóa các kênh thông tin, nâng cao khả năng “Miễn dịch” cho cán
bộ, chiến sĩ. Đa dạng hóa hình thức giáo dục, tập trung và định hướng kỹ năng
tiếp cận thông tin có chọn lọc đối với những thông tin xấu độc, phản động, từ
đó tránh được nguy cơ “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Ba là:
Thực hiện tốt phương châm 5 không “không nghe, không xem, không đọc, không tin,
không tuyên truyền” các thông tin xấu độc, phản động của các thế lực thù địch.
Bốn là:
Nâng cao khả năng “Tự đề kháng” và “Tự miễn dịch” cho cán bộ chiến sĩ trước
những thông tin xấu độc. Để cho cán bộ, chiến sĩ luôn nhận rõ âm mưu, bộ mặt
thật của các thế lực thù địch, phản động, trên cơ sở đó nâng cao sức đề kháng
và đấu tranh kiên quyết, hiệu quả với những thông tin xấu độc, phản động, góp
phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét