Chiếm
lĩnh môi trường không gian mạng, thông qua các phương tiện truyền thông xã hội
để ngụy tuyên truyền nhằm chống phá, tạo bất đồng, xung đột về tư tưởng trong nội
bộ Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, trong xã hội và nhân dân, từ đó
kích động biểu tình, chống đối, bạo loạn, khủng bố, lật đổ... là âm mưu,
thủ đoạn mới đầy nham hiểm của các thế lực thù địch. Trong kỷ nguyên số, môi
trường mạng đang ngày càng trở thành mặt trận chính trong cuộc đấu tranh
ý thức hệ.
Trong
“ván bài chính trị” chống phá ta, các thế lực thù địch sử dụng
các phương tiện truyền thông xã hội như một “con át chủ bài” và thông
qua đó, chúng xảo quyệt tập trung ngụy tuyên truyền về tham nhũng, vốn
là vấn đề xã hội hết sức nhức nhối; vấn đề nhạy cảm gắn liền
với sự tha hóa về quyền lực chính trị, từ đó dễ dàng bôi đen, thổi
phồng các khuyết điểm, xuyên tạc về Đảng, Nhà nước ta, âm mưu chuyển hóa từ
tuyên truyền về chống tham nhũng sang kích động chống phá về chính trị. Chúng
không từ bất cứ thủ đoạn nào để tung hỏa mù, bủa vây không gian mạng
hòng gây nhiễu thông tin bằng những màn lừa bịp tráo trở, biến hóa
khó lường, song tập trung nhất vẫn là xuyên tạc, khoét sâu một số nội
dung chủ yếu sau:
Một là, trên không gian mạng, các thế
lực thù địch xảo biện và quy chụp tham nhũng chỉ tồn tại và “nở rộ” ở chế độ một
đảng cầm quyền như tại Việt Nam. Chúng cho rằng, đây là vấn đề thuộc về “bản
chất thể chế”, không thể thay đổi được hoặc dù tham nhũng có ở các thể chế
chính trị khác, nhưng nghiêm trọng hơn ở chế độ một đảng. Rằng, công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiệu quả thấp do thiếu vắng sự kiềm chế
và đối trọng giữa các nhánh quyền lực như cơ chế “tam quyền phân lập” (?!).
Sự
thật là, tham nhũng là khuyết tật “bẩm sinh” của quyền lực, một hiện
tượng xã hội gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu, sự hình
thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của nhà nước. Nó là căn
bệnh đồng hành và tồn tại ở mọi nhà nước, không phân biệt chế độ
chính trị. Khi còn nhà nước và quyền lực chính trị thì tất yếu
còn tham nhũng. Thể chế chính trị khác hay giống nhau không thể là lằn
ranh ngăn cản sự xuất hiện của tham nhũng hay quyết định tham nhũng
nhiều hay ít.
Đặc biệt, tham nhũng xuất hiện và tồn tại được nhờ môi sinh là chế độ tư hữu. Trong khi đó, chế độ tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng của chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Đặc biệt, tham nhũng xuất hiện và tồn tại được nhờ môi sinh là chế độ tư hữu. Trong khi đó, chế độ tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng của chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Tại Hàn Quốc, đất nước tiêu
biểu cho chế độ đa đảng và “tam quyền phân lập”, tình trạng tham
nhũng
hiện nay vẫn diễn ra hết sức nhức nhối. Theo Ủy ban Phòng, chống tham
nhũng và Quyền công dân Hàn Quốc (ACRC), trong vòng 10 năm (từ năm 2008
đến 2017), ACRC đã tiếp nhận tới 32.306 tố cáo tham nhũng, chuyển cơ
quan điều tra, thẩm tra 1.615 vụ. Tháng 3-2017, bà Park Geun Hye trở
thành Tổng thống dân cử đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất vì cáo
buộc tham nhũng 55,2 triệu USD liên quan tới các tập đoàn kinh tế hàng
đầu của nước này, như Samsung, Lotte... và đang phải thụ mức án 24 năm
tù. Rõ ràng, cơ chế “tam quyền phân lập” không phải là phương thuốc thần diệu
kiểm soát quyền lực và chống tham nhũng được triệt để!
Cuộc
đấu tranh chống tham nhũng hiện nay đã trở thành một trong những vấn
đề toàn cầu. Sự tham khảo kinh nghiệm chống tham nhũng giữa các quốc
gia và xây dựng cơ chế phối hợp chống tham nhũng ở tầm quốc tế là
hết sức cần thiết, trên cơ sở sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù
hợp với điều kiện và thể chế chính trị từng nước. Tuy nhiên, trong
mỗi chế độ nhà nước khác nhau, thì tính chất, mức độ và cách xử lý với
tham nhũng cũng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, phương
thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, vào năng lực đạo đức
của đội ngũ công chức của nhà nước đó. Việc tham khảo, tiếp thu về
kinh nghiệm chống tham nhũng không hề đồng nghĩa phải bê nguyên xi hay
áp dụng cả hệ thống chính trị của quốc gia khác. Rõ ràng, mớ xảo
biện hổ lốn ngụy tuyên truyền trên của các thế lực thù địch chẳng có gì
khác ngoài chiêu trò lợi dụng và mượn “con bài” chống tham nhũng để
chuyển sang chống phá về tư tưởng và chính trị!
Hai là, các thế lực thù địch xuyên tạc
trên các phương tiện truyền thông xã hội rằng, cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt
Nam thực chất chỉ là cuộc thanh trừng, đấu đá nội bộ giữa các phe nhóm tranh
giành lợi ích, là chính “ta đánh ta”. Chúng vu cáo Đảng ta chống tham nhũng vượt
trên pháp luật; kích động sự trừng phạt, trừng trị, chúng cố tình lấp liếm đi
tính nhân văn trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
Sự
thật là, chống tham nhũng là công việc được Đảng ta coi trọng và thực hiện thường
xuyên, nhất là từ khi Đảng trở thành đảng cầm quyền. Trong điều kiện một
đảng cầm quyền, không có đảng đối lập, không có nghĩa Đảng có thể tự bằng
lòng, chủ quan, duy ý chí, chuyên quyền, độc đoán, không có khả năng nhận ra và
sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm của mình... Ngược lại, chiến thắng chính bản
thân mình bao giờ cũng là cuộc chiến khó khăn nhất! Và, một đảng “ngày hôm qua
là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi
người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ
nghĩa cá nhân”, nên Đảng ta thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn chính
mình, đặc biệt tránh tha hóa về quyền lực bởi quan liêu, tham nhũng - một trong
bốn nguy cơ ảnh hưởng tới sự tồn vong của chế độ. Nếu dung túng những
cán bộ, đảng viên, dù là cán bộ cấp cao, nhưng suy thoái về đạo đức, biến chất,
tham ô, tham nhũng thì sẽ làm Đảng suy yếu từ bên trong, làm xói mòn lòng tin của
nhân dân.
Năm
1950, khi chuẩn y tử hình Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu, do biển
thủ, ăn chặn của công, dù hết sức đau xót, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:
“Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”.
Do đó, Đảng ta chống tham nhũng là để thanh lọc, sàng lọc cán bộ, làm trong sạch
bộ máy, góp phần giữ sự xác tín chính trị, tính chính đáng và xứng đáng với vai
trò lãnh đạo và địa vị cầm quyền của mình, tuyệt nhiên không phải là “thanh trừng
nội bộ”, càng không phải là “cuộc đấu đá phe phái”, như luận điệu xuyên tạc của
các thế lực thù địch.
Ba là, các thế lực thù địch tung
thông tin trên không gian mạng hòng lung lạc niềm tin của cán bộ, đảng viên và
nhân dân vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta, với những rêu
rao rằng, chống tham nhũng ở nước ta như “con thuyền không bến”, là “cuộc chiến
nửa vời”, vẫn còn “nhiều vùng cấm”; và rằng, càng kỷ luật, xử lý nhiều cán bộ
tham nhũng thì càng làm nhụt đi ý chí của đội ngũ cán bộ, đảng viên, cản trở sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thủ
đoạn này nhằm cố tình bôi đen, phủ nhận những kết quả hết sức tích cực, mang
tính bước ngoặt từ công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng ta vừa qua, reo rắc
tâm trạng hoài nghi, bi quan, nhất là sự thiếu tin tưởng trong dư luận xã hội,
âm mưu chặt đứt cơ sở quan trọng bậc nhất để cuộc đấu tranh chống tham nhũng
thành công, đó là niềm tin, sự ủng hộ và cùng vào cuộc của đông đảo cán bộ, đảng
viên và nhân dân.
Chúng
ta tiến hành chống tham nhũng toàn diện, gắn liền với tăng cường chỉnh đốn Đảng,
đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán và đã xử lý nhiều
cán bộ cao cấp, tổ chức đảng vi phạm, trong đó có cả các đồng chí là Ủy viên
Trung ương Đảng; kỷ luật cả cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, cả trong lực lượng
vũ trang; làm nghiêm từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài... Lần đầu trong lịch
sử tố tụng Việt Nam, một người từng là Ủy viên Bộ Chính trị đã bị cơ quan tiến
hành tố tụng truy tố và đưa ra xét xử về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước
về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là việc chưa từng có trước
đây. Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cấp ủy, ủy ban kiểm
tra các cấp đã thi hành kỷ luật 35.000 đảng viên vi phạm, trong đó có gần 1.300
đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái; số vụ án lớn được
đưa ra xử lý, số cán bộ trung, cao cấp bị xử lý trong 2 năm vừa qua nhiều gấp 3
lần trong 20 năm trước đó; số tiền thu lại được trong 2 năm qua nhiều gấp 40 lần
trong 20 năm trước đó. Đây là những con số, minh chứng cho thấy Đảng ta “quyết
tâm làm đến cùng” trong cuộc chiến chống tham nhũng, đập tan những luận điệu
xuyên tạc rằng ta làm “nửa vời” hay “vẫn còn vùng cấm”.
Rõ
ràng, cam kết danh dự và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng ta, cùng những kết
quả phòng, chống tham nhũng quan trọng đạt được trong thực tiễn tự nó là những
minh chứng sống động và đầy sức thuyết phục đanh thép bác bỏ những luận điệu
xuyên tạc, ngụy tuyên truyền của các thế lực thù địch về phòng, chống tham
nhũng trên các phương tiện truyền thông xã hội
Thanh Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét