Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN TỐT CHIẾN LƯỢC VACCINE

 

Từ đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam, đặt ra thách thách trong công tác phòng chống dịch giai đoạn mới. Để kịp thời đưa đất nước bước vào giai đoạn mới thích ứng, chung sống lâu dài với đại dịch và hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và kinh tế. Thực hiện kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt chiến lược vaccine toàn diện. Chiến lược bao gồm “ba mũi giáp công” là Quỹ vaccine phòng COVID-19; Ngoại giao vaccine và Chiến dịch tiêm chủng.

Thứ nhất, đối với ngoại giao vaccine (đa dạng hóa nguồn vaccine, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế) được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, cả hệ thống chính trị và các tổ chức đồng loạt vào cuộc đến nay đã phần nào giải tỏa nhu cầu về vaccine. Trong thời gian qua, chúng ta thấy rằng, các đồng chỉ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong các chuyến thăm, công tác đã tích cực tranh thủ vận động, huy động nguồn vaccine từ các nước và các tổ chức trên thế giới, hợp tác cung ứng, sản xuất bảo đảm nguồn cung vaccine. Đánh giá về công tác ngoại giao vaccine của Việt Nam, bà Rana Flowers-Trưởng đại diện của UNICEF cho biết một lượng lớn vaccine về Việt Nam là do chính phủ các nước tài trợ và theo các thỏa thuận song phương mà chính phủ đạt được.

Thứ hai, việc thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 (huy động mọi nguồn lực tài chính để mua và sản xuất vaccine) đã huy động được mọi nguồn lực to lớn trong xã hội chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch Covid-19. Số tiền huy động được lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng. Đánh giá về việc Chính phủ Việt Nam lập Quỹ vaccine phòng COVID-19, Tiến sỹ Kidong Park, Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho rằng vì Việt Nam là nước có thu nhập trung bình và ngân sách nhà nước hạn chế nên việc huy động đầy đủ các nguồn lực cho y tế, nhất là trong tình huống khẩn cấp như đại dịch COVID-19 hiện nay là rất quan trọng.

Thứ ba, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử (tổ chức tiêm trên quy mô toàn quốc, vaccine phải được tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất cho người dân, nhưng phải đảm bảo an toàn, hiệu qủa và công bằng, công khai). Đến nay, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt được thành công to lớn trong chiến dịch tiêm chủng phòng ngừa Covid-19. Tính đến ngày 25 tháng 12 năm 2021, số liều vaccine được cung cấp là gần 150 triệu liều, gần 80 triệu người được tiêm ít nhất 1 liều, trong đó gần 60 triệu người được tiêm đủ 2 liều. Các lứa tuổi dưới 18 tuổi đang được tiến hành tiêm phòng và đã bắt đầu tổ chức tiêm mũi thứ ba tăng cường cho người dân. Với kết quả của chiến dịch tiêm chủng trên các tổ chức trên thế giới bày tỏ ấn tượng với kết quả mà Việt Nam đạt được. Đồng thời, giúp cho việc đưa đất nước bước vào thời kỳ mới, đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Những kết quả của Chiến lược vaccine đến nay là nền tảng cơ sở để chúng ta tin tưởng vào những nỗ lực của Chính phủ, các cấp chính quyền trong khống chế, kiểm soát được đợt bùng phát dịch thứ tư, từ đó chuyển dần trạng thái sang bình thường mới, ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Tin tưởng rằng với sự đồng tâm, đồng sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân và sự sát cánh hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cuộc chiến chống COVID-19 của Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu kép: vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế-xã hội./.

Quỹ vaccine phòng COVID-19 (huy động mọi nguồn lực tài chính để mua và sản xuất vaccine); Ngoại giao vaccine (đa dạng hóa nguồn vaccine, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế) và Chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn nhất trong lịch sử (tổ chức tiêm trên quy mô toàn quốc, vaccine phải được tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất cho người dân, nhưng phải đảm bảo an toàn, hiệu qủa và công bằng, công khai).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét