Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

LẠI LÀ ĐIỆP KHÚC “NHÂN QUYỀN” CỦA TỔ CHỨC HRW

Không có gì lạ khi bản Phúc trình toàn cầu 2022 của Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) lại tiếp tục có những cáo buộc thiếu căn cứ, áp đặt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Thay vì đề cập đến những vấn đề nhân quyền thực chất, tổ chức này lại lên tiếng cổ suý, bao biện cho các đối tượng chống phá, vi phạm pháp luật như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thuỵ, Phạm Chí Dũng, Cấn Thêu, Trịnh Bá Tư, Lê Trọng Hùng…

Dưới báo cáo nhân quyền của tổ chức này, khái niệm “nhân quyền” đã bị đánh tráo, biến báo theo sự áp đặt và suy diễn tuỳ tiện. Vẫn là điệp khúc Nhà nước Việt Nam đàn áp người bất đồng chính kiến, ngăn cản quyền tự do báo chí, ngôn luận, biểu đạt…

Tổ chức theo dõi nhân quyền HRW chỉ phán xét một cách chủ quan và một chiều. Cần phải hiểu rằng có quyền tự do ngôn luận, báo chí… không đồng nghĩa với việc được đứng trên pháp luật, có quyền xâm phạm đến lợi ích của xã hội, của đất nước. Những hành vi viết, đăng tải thông tin, hình ảnh xuyên tạc tình hình đất nước, bóp méo sự thật, bôi nhọ chế độ, lãnh tụ... của các đối tượng nói trên không thể được coi là việc thực hiện quyền tự do biểu đạt, ngôn luận được.

Vấn đề nhân quyền theo cách nói của Tổ chức HRW chỉ xoay quanh những đối tượng đột lốt “dân chủ, nhân quyền” chống phá đất nước, vi phạm pháp luật. Rất dễ để nhận thấy động cơ chính trị của tổ chức này là sử dụng cáo buộc thiếu căn cứ, phi lý để hạ thấp uy tín, hình ảnh của Việt Nam. Cổ suý, bao biện cho những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vi phạm pháp luật, chống phá đất nước như cách làm của Tổ chức HRW lại là đi ngược lại với giá trị nhân quyền thực chất.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét