Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

LIỆU “ĐẢNG ĐANG BAO CHE CHO ĐẢNG VIÊN THAM NHŨNG” HAY LÀ NHỮNG LUẬN ĐIỆU “RUN SỢ” CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG


Hiện nay, trên thế giới luôn rất quan tâm về vấn đề tham nhũng. Theo các tiếp cận của Liên Hợp Quốc: “Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”. Ban Thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng tham nhũng bao hàm: “hành vi của những người có chức vụ, có quyền ăn cắp, tham ô và chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, lạm dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp…”.

Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm, từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước, hay có thể hiểu nguồn gốc của tham nhũng là sự kết hợp: lòng tham, quyền lực và những điều kiện để thực hiện nó. Trong điều kiện hiện nay, khi xã hội còn nhà nước, thì vấn nạn tham nhũng chỉ có thể hạn chế chứ chưa triệt tiêu được hoàn toàn.

Ngay từ thời dựng Đảng, mở lời cho cuốn “Đường Kách mệnh” (1927), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đề cao “Tư cách một người cách mạng”. Người nhấn mạnh “phải cần, kiệm, nói thì phải làm, phải biết hy sinh, ít lòng tham muốn về vật chất”. Bác coi tham ô, lãng phí là tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Người chỉ rõ bản chất của hành vi tham ô là lấy của công làm của tư, là gian lận tham lam, là trộm cướp. Trong bài nói chuyện năm 1952 về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Hồ Chủ tịch nói rõ: “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là ăn cắp của công làm của tư; đục khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình…”… “Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”.

Theo Người, đặc trưng của hành vi tham ô là biến "của công" thành "của tư". Bất cứ hành vi lấy "của công" làm "của tư" nào cũng đều bị Hồ Chí Minh coi là hành vi tham ô. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ giặc ở trong lòng”. Tác hại do tham nhũng gây ra cực kỳ to lớn về mọi mặt. Nó không những làm thiệt hại về kinh tế mà còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, với chế độ; làm rối loạn kỷ cương pháp luật, hư hỏng cán bộ... Người căn dặn: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người”.

Khắc sâu lời căn dặn của Bác công cuộc chống tham nhũng từ lâu đã được Đảng nhà nước ta quan tâm và chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện quyết liệt, điểu đó được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật. Đặc biệt trong thời gian qua quyết tâm đó đã được thực hiện rất triệt để, quyết tầm và đầy nỗ lực bằng các khẩu hiệu đanh thép như: “Không có ngoại lệ, không có vùng cấm”; “Lò nóng, củi tươi cũng phải cháy”; “Lấy đức trị xa, lấy pháp trị gần”...

Tuy nhiên, hiện nay các đối tượng phản động, các thế lực thù địch vẫn ra sức chống phá sự nghiệp cách mạng của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó có nhiều luận điệu xuyên tạc, vu cáo Đảng “bao che cho đảng viên tham nhũng”, từ đó bôi nhọ, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa và kích động người dân xuống đường đấu tranh xóa bỏ chế độ.

Thực tiễn cho thấy, từ sau Đại hội Đảng XIII, công tác phòng chống tham nhũng có những bước phát triển mới, có thể nói là đột phá với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và người đứng đầu Đảng đã đạt được nhiều kết quả, tạo sự hy vọng, tin tưởng trong người dân, tạo động lực để phát triển đất nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình, không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, trái lại, rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật, kỷ luật một vài người để cứu muôn người.

Có thể nói, chưa bao giờ công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng lại mạnh mẽ, quyết liệt như hiện nay. Trong thời gian qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra làm rõ nhiều sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, quyết định kỷ luật và đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật nhiều tổ chức đảng và đảng viên là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước vi phạm. Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm và phòng chống tham nhũng lại càng được minh chứng rõ ràng hơn khi gần đây UBKT Trung ương tô chức kỳ họp thứ 5 ngày 10/01/2020, qua đó hàng loạt cán bộ, lãnh đạo cấp cao của Đảng, của quân đội đã bị đưa ra xem xét kỷ luật, thậm chí đưa ra truy tố, xét xử, trong đó có những vị là cấp tướng, cấp tá trong ngành.

Rõ ràng, không hề có chuyện Đảng hay Quân ủy Trung ưởng “bao che cho đảng viên tham nhũng”, mà Đảng ta luôn quan tâm và chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống tham nhũng, những kết quả trong thực tế là cơ sở đập tan mọi luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch điển hình như những bài viết trong blog Tiếng Dân đã thời gian qua.

Tin tưởng mỗi người Việt Nam yêu nước biết nhìn nhận thực tiễn tình hình đất nước và luôn tỉnh táo nhận diện và kiên quyết đấu tranh, phản bác lại những luận điểm xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét