Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

TAM QUYỀN PHÂN LẬP LÀ KHÔNG PHÙ HỢP



Gần đây, lợi dụng những sai sót của ta trong công tác điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án. Ngày 29/5/2021, trên Trang blog Tiếng Dân, đối tượng Huy Đức tán phát bài “Công lý và một nền tư pháp”, có nội dung xuyên tạc nền tư pháp; vu cáo các cơ quan chức năng “bắt giam và xét xử oan sai cho người vô tội”; nói xấu hệ thống pháp luật; đồng thời kêu gọi thực hiện “tam quyền phân lập” ở Việt Nam.

Tất cả chúng ta đều biết rằng, ở phương Tây, chính phủ được thành lập bởi nhóm thắng cử đa số và đủ số lượng phiếu theo luật định. Nếu thắng cử với đa số phiếu nhưng vẫn chưa đủ thắng áp đảo thì nhóm thắng cử phải liên minh với các nhóm chính trị khác để có đủ số phiếu thành lập chính phủ. Trong khi đó, có thể nhóm chính trị khác lại thắng cử ở hạ viện hoặc thượng viện. Các nhóm chính trị này chỉ đại diện cho ý chí của các nhà tài trợ thuộc các tập đoàn tài phiệt kinh tế, các ngân hàng lớn, các công ty luật,... mà thôi. Do vậy, nếu không kiểm soát quyền lực bằng cách phân chia thì nguy cơ lạm quyền, độc quyền, chuyên quyền bởi các nhóm chính trị này là không tránh khỏi. “Tam quyền phân lập” là thủ đoạn chính trị lừa gạt nhân dân của giai cấp tư sản; bản chất của phân quyền tư sản là thâu tóm quyền lực vào tay giai cấp tư sản.

Khác với nhà nước tư sản, Việt Nam tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, không phân lập, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bản chất của sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước là: Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại hình cơ quan, nhờ đó hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng cao; tránh sự trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn trong việc thực hiện ba quyền, bảo đảm sự vận hành nhịp nhàng, đồng bộ của cả bộ máy nhà nước. Nội dung của nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thể hiện trước hết ở chỗ, quyền lực nhà nước luôn thuộc về nhân dân; nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước.

Bên cạnh đó, các giai cấp, các tầng lớp ở Việt Nam đều thống nhất và bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trên tất cả mọi lĩnh vực và cùng có một mục tiêu duy nhất là làm cho đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Do vậy, không cần phải nói tới việc phân chia quyền lực giữa các giai cấp, tầng lớp này. Từ đây cho thấy, những người hô hào phải vận dụng mô hình tam quyền phân lập vào Nhà nước Việt Nam là những người ủng hộ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Đó là một chiêu trò chính trị cũ mèm nhưng vô cùng thâm độc của bọn phản động, cơ hội chính trị./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét