Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

Ngộ nhận về hình mẫu chống dịch COVID-19

 


Trước thông tin một số nước phương Tây rục rịch mở cửa nền kinh tế nhờ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 để đạt miễn dịch cộng đồng, một số đối tượng đã thừa cơ “góp ý” với cách chống dịch của Việt Nam nhằm gây phân tâm, nhiễu loạn thông tin trong bối cảnh chúng ta càng cần phải đoàn kết, đồng tâm khi đợt dịch thứ 4 đang bùng phát với mức độ nguy hiểm hơn nhiều.

Có thể thấy là chúng ta vẫn đang huy động tổng lực để triển khai các biện pháp thực hiện mục tiêu “kép” vừa phòng chống dịch COIVD-19 vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Thậm chí, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tinh thần “chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công, song phải hài hòa giữa phòng ngự và tấn công, bảo đảm hiệu quả cao nhất”. Thủ tướng cũng chỉ đạo phải tăng cường áp dụng công nghệ vào công tác chống dịch. Quyết định thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 cũng là một minh chứng về việc huy động nguồn lực của xã hội để “chống dịch như chống giặc”…

Vậy nên những thông tin dưới danh nghĩa “hiến kế” chống dịch, so sánh với nước này nước kia về tiêm chủng vaccine, về ứng dụng công nghệ… nhưng thực chất phủ nhận nỗ lực và kết quả chống dịch của cả hệ thống chính trị ở nước ta trong thời gian qua là hết sức phiến diện. Dịch COVID-19 bắt nguồn từ một chủng virus hoàn toàn mới, mức độ nguy hiểm và tác động của nó chưa từng có tiền lệ. Bản thân các nước phát triển giàu có với hệ thống y tế hiện đại cũng đã bị “vỡ trận” khi không có chiến lược ngăn chặn phù hợp. Trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng để mở cửa nền kinh tế như hiện nay thì ở những nước này cũng đã có hàng chục triệu người nhiễm và hàng trăm ngàn người tử vong, tạo nên khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng.

Trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm với các nước để phòng chống dịch hiệu quả là cần thiết, nhưng vận dụng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện trong nước mới là quan trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét