Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

Oan sai không phụ thuộc vào tam quyền phân lập

 


Gần đây, trên mạng xã hội, các thế lực thù địch đang ráo riết đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc, bóp méo sự thật về kết quả xét xử các vụ án; vu cáo các cơ quan chức năng “Bắt giam và xét xử oan sai cho người vô tội”; nói xấu hệ thống pháp luật; kêu gọi thực hiện “Tam quyền phân lập” ở Việt Nam. Điển hình là đối tượng Huy Đức tán phát bài “Công lý và một nền tư pháp”.

Tất cả chúng ta đều biết rằng, ở phương Tây, chính phủ được thành lập bởi nhóm thắng cử đa số và đủ số lượng phiếu theo luật định. Nếu thắng cử với đa số phiếu nhưng vẫn chưa đủ thắng áp đảo thì nhóm thắng cử phải liên minh với các nhóm chính trị khác để có đủ số phiếu thành lập chính phủ. Trong khi đó, có thể nhóm chính trị khác lại thắng cử ở hạ viện hoặc thượng viện. Các nhóm chính trị này chỉ đại diện cho ý chí của các nhà tài trợ thuộc các tập đoàn tài phiệt kinh tế, các ngân hàng lớn, các công ty luật,... mà thôi. Do vậy, nếu không kiểm soát quyền lực bằng cách phân chia thì nguy cơ lạm quyền, độc quyền, chuyên quyền bởi các nhóm chính trị này là không tránh khỏi. “Tam quyền phân lập” là thủ đoạn chính trị lừa gạt nhân dân của giai cấp tư sản; bản chất của phân quyền tư sản là thâu tóm quyền lực vào tay giai cấp tư sản.

Khác với nhà nước tư sản, Việt Nam tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, không phân lập, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bản chất của sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước là: Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại hình cơ quan, nhờ đó hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng cao; tránh sự trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn trong việc thực hiện ba quyền, bảo đảm sự vận hành nhịp nhàng, đồng bộ của cả bộ máy nhà nước. Nội dung của nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thể hiện trước hết ở chỗ, quyền lực nhà nước luôn thuộc về nhân dân; nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước.

Mặc khác, thể chế “Tam quyền phân lập” không phải là giải pháp duy nhất, phù hợp để giải quyết vấn đề oan sai hiệu quả. Hãng thông tấn Reuters cho biết: Năm 2019, ở Mỹ có 149 trường hợp được công bố giải oan, với những người được hủy án đã ở tù trung bình khoảng 14 năm. Giáo sư Samuel Gross tại Đại học Michigan cho hay: “Đây là vấn đề xảy ra thường xuyên, chứ không phải lâu lâu một lần và không tiên đoán được, những trường hợp được giải oan chỉ như giọt nước trong chiếc xô đầy”. Do đó, không thể suy diễn, thổi phòng một vụ án nào đó rồi đưa ra yêu cầu “Tam quyền phân lập” để chống oan sai.

Như vậy, vấn đề mà Huy Đức vẽ ra là hoàn toàn phiến diện, chủ quan, thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn. Chúng ta cần đề cao cảnh giác, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn đòi thực hiện “Tam quyền phân lập”, đa nguyên chính trị, đa đảng của các thế lực thù địch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét