Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

SỰ THẬT VỀ TÌNH HÌNH TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 

                            

Trong âm mưu chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị thì tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề mà chúng đặc biệt quan tâm. Bởi đây là lĩnh vực “nhạy cảm”, nên việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo chống Việt Nam đã trở thành quy luật từ trước đến nay.

Thời gian gần đây, trên trang blog Dân làm báo, đối tượng Phạm Trần tán phát bài “Việt Nam có được tự do tôn giáo không?”, nội dung vu cáo Việt Nam “vi phạm” quyền tự do về tôn giáo và “đàn áp” tôn giáo; xuyên tạc cho rằng Nhà nước “ngồi trên” Hiến pháp, “kiểm soát nghiêm ngặt” người theo đạo và “can thiệp” vào việc bổ nhiệm chức sắc trong các tôn giáo; bôi nhọ, nói xấu Ban Tuyên giáo Trung ương.

Mục đích của chúng là xuyên tạc tạo sự hoài nghi về đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về công tác tôn giáotình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo các chức sắc cực đoan và số tín đồ cuồng tín phản ứng tiêu cực, để tìm cách tạo dựng các vụ việc phức tạp mang màu sắc tôn giáo, gây mất ANCT-TTXH, dùng sức mạnh của tôn giáo để đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, tiến tới lật đổ chế độ XHCN ở nước ta.

Sự thật, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tôn giáo; thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết lương - giáo và giữa các tôn giáo; chống mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc.

Những điều này được thể hiện rõ nét trong thực tế đời sống của các tôn giáo. Hiện nay, ở Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với 29 ngàn cơ sở thờ tự, hơn 55 ngàn chức sắc, 145 ngàn chức việc; có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước. Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo tiến hành giao lưu, hợp tác quốc tế tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (năm 2019), Tổng hội dòng Đa Minh thế giới (năm 2019), v.v.

Đó là minh chứng rõ nét nhất để trả lời cho câu hỏi “Việt Nam có được tự do tôn giáo không?” mà đối tượng Phạm Trần đã đưa ra./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét