Sau Đại hội XIII của
Đảng, đặc biệt là trước ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các
cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ở nước ta, cùng với các thế lực thù địch, phản động;
một số phần tử cơ hội, bất mãn chính trị “mọc lên như nấm sau trận mưa rào”!
Những người này đang nhận được sự cổ súy, hà hơi, tiếp sức của các thế lực xấu,
phản động ở trong và ngoài nước, đang đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, loan tin
xấu, độc trên in tơnét, mạng xã hội nhằm xuyên tạc đường lối, quan điểm Đại hội
XIII của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt là vấn đề nhân sự
của Đảng sau Hội Nghị Trung ương 2 khóa XIII và vấn đề nhân sự - ứng viên tham
gia bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Qua đó, xuyên tạc “Ý Đảng - lòng Dân”, phá hoại khối đại đoàn kết thống nhất
toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là ở Hà Nội, các thành
phố lớn và nhiều địa phương khác ở Việt Nam để phục vụ ý đồ làm vẩn đục bầu
không khí chính trị tốt lành sau Đại hội XIII, gây bức xúc, rối loạn xã hội,
tạo ra tâm thế, tâm trạng xã hội xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến nền chính trị Việt
Nam, uy tín, vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đả
phá nhân sự của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. Tiếp
tục phủ nhận mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Vì thế, đứng trước tình
hình mới, ngay lúc này, trong nghiên cứu, quán triệt, học tập Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị cần phải đánh giá, phân
tích kỹ lưỡng, nhận diện thấu đáo, đầy đủ, sâu sắc âm mưu, thủ đoạn, hoạt động
chống phá của các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị cũng như việc “đổ dầu vào
lửa”, “đục nước béo cò” của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước. Để từ
đó, sớm có chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp, hiệu quả, tiếp tục đưa Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống. Đây là những công việc cần làm ngay
vì nó rất quan trọng và cần thiết. Xem thường, không nhận diện đầy đủ, đúng
tầm, không phân biệt rõ hiện tượng và bản chất, tính ngẫu nhiên và tất nhiên;
mối quan hệ biện chứng giữa đối tác và đối tượng, bạn và thù, chúng ta không
thể có được giải pháp đấu tranh đúng đắn, kịp thời, thiết thực, hiệu quả.
Xem xét một cách tổng
quát và toàn diện, có thể thấy rằng những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã bộc lộ
ngày càng rõ ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, phần lớn đã nghỉ hưu
theo chế độ, không có việc làm hoặc là người của địch. Bộ phận này không an tâm
chăm lo cuộc sống, giúp con cháu, gia đình, xã hội; thiếu trách nhiệm trong
việc hoàn thành nghĩa vụ công dân, luôn bất mãn, không đồng chính kiến với
Đảng, Nhà nước và chế độ do không đạt được ý đồ, tham vọng và sự mong muốn cá
nhân về sự thỏa mãn lợi ích, sở thích riêng, luôn mang tâm trạng hằn học, chống
đối, thường phát ngôn thiếu xây dựng. Những khuyết tất này đã được Hội nghị
Trung ương 4 khóa XII của Đảng chỉ ra, tổ chức đảng, chính quyền sở tại đã nhắc
nhở không ít lần nhưng vẫn “ngựa quen đường cũ”, không chịu tiếp thu, sửa chữa
để làm “người tử tế”, xây dựng hạnh phúc gia đình, vui cùng con cháu. Họ là
những người “không bình thường”, luôn thất thường thay đổi tính nết, chính
kiến, quan điểm, lối sống; có thái độ chính trị thiếu nhất quán, không kiên
định, vững vàng. Khi cách mạng và bản thân phát triển thuận lợi, đạt được
nguyện vọng và lợi ích cá nhân được thỏa mãn thì tỏ ra tích cực, hăng hái. Khi
cách mạng gặp khó khăn, lợi ích, quyền lợi của bản thân, gia đình không đạt
được như ý muốn thì bức xúc, cáu giận, phát ngôn thiếu xây dựng; thậm chí tỏ rõ
thái độ bất hợp tác với tổ chức đảng và chính quyền nơi cư trú; rơi vào trạng
thái dao động, thoái chí, thỏa hiệp, có hành vi chống đối, phản bội, đầu hàng,
quay lưng “chửi” chế độ, chống lại chính quyền.
Đôi khi, các phần tử bất
mãn, cơ hội chính trị tỏ ra cao đạo, núp dưới danh nghĩa dạy đời, tư vấn, tham
mưu, “khuyến nghị, kiến nghị tâm huyết” với Đảng, Nhà nước về chính sách đổi
mới, cải cách, dân chủ, nhân quyền để che đậy bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống
phá và mưu đồ cầu lợi, hám lợi, hám danh vì lợi ích riêng, thu vén cá nhân.
Cơ hội chính trị và bất
mãn chính trị là hai khái niệm cùng loại, cùng bậc, xếp vào một hàng, đều biểu
hiện tư tưởng chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước, đều hiểm độc và nguy hại,
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ hội chính trị lợi dụng triệt để diễn biến tình
hình, xu thời để lợi dụng và né tránh “khôn khéo khi gặp bất lợi”; luôn mang
trong mình mưu toan và cả yếu tố bất mãn chính trị; và ngược lại, bất mãn chính
trị có thể chuyển hóa thành cơ hội chính trị. Các phần tử này đều có xu hướng
chung là câu kết với các thế lực thù địch, hoặc bị các thế lực thù địch tìm mọi
cách lôi kéo, hỗ trợ, tiếp sức, câu kết “mua chuộc” nhằm biến thành kẻ phản
bội, phản động, đứng hẳn về phía đối lập, chống lại sự nghiệp đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Có thể khái quát một số dạng thức và biểu
hiện cơ hội, bất mãn chính trị ở nước ta hiện nay, đó là:
- Những người có quan
điểm, tư tưởng, lập trường chính trị không vững vàng, luôn “ba hoa, ba phải”,
“lươn lẹo”, dễ dao động, thiếu niềm tin, luôn hoài nghi, bi quan, thiếu tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân, không tin vào tương lai, tiền đồ sáng lạn của dân tộc. Do
bản chất cơ hội, “lươn lẹo”, lập trường mơ hồ, thiếu kiên định, cho nên khi
cách mạng gặp khó khăn, bất lợi thì hoang mang, thỏa hiệp, phụ họa theo nhận
thức lệch lạc, quan điểm sai trái, thù địch, quay lại “chửi đồng”, “phản ứng”,
chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng, phủ nhận chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhưng khi
nhận thấy tình thế đã đổi khác, thì theo đuôi, a dua “nói leo, ăn theo”, ra sức
tung hô, ủng hộ cách mạng, nói, viết như “đúng rồi” để che đậy dã tâm xấu sa,
bỉ ổi.
- Những người biết chọn thời
điểm, thời cơ viết bài, tung tin, phát ngôn và lợi dụng triệt để đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để mưu cầu lợi ích riêng,
chủ tâm thu vén, vơ vét cho riêng mình, gia đình mình. Họ thường che giấu bộ
mặt thật, ít bày tỏ quan điểm, chính kiến rõ ràng, thái độ chính trị “lờ mờ”
trung dung, thỏa hiệp, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, “dĩ
hòa vi quý”, chỉ làm việc gì thấy có lợi cho bản thân; lợi dụng phê bình và tự
phê bình để nịnh bợ, lấy lòng, hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán
người khác với động cơ không trong sáng, thậm chí sử dụng biện pháp “triệt hạ
nhau”. Họ lợi dụng chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước đã ban hành, trích dẫn
điều này, điều khác để “tấn công” đối phương - những người họ không ưa hoặc câu
kết, móc ngoặc với một số người có chức, có quyền có dấu hiệu thoái hóa, biến
chất để hạ thấp uy tín, danh dự người khác; trục lợi, tiến thân. Họ triệt để
lợi dụng thiếu sót, khuyết điểm, sơ hở của nghị quyết, chính sách để công kích,
chống phá, gây mất đoàn kết nội bộ, làm mất uy tín của tổ chức Đảng, bôi nhọ,
nói xấu chính quyền, nhất là những cán bộ họ cho là “không hợp gu”. Họ lợi dụng
vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo và mâu thuẫn nọi bộ để “đổ dầu
vào lửa”, gây chia rẽ nội bộ, chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa
dân tộc với tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.
- Những người suy thoái,
biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hoặc bị kỷ luật, không còn
giữ chức vụ; không có điều kiện để kiếm trác lợi lộc, phô danh uy thế nên tâm
tư, sinh bất mãn, chán chường, bị các thế lực thù địch tác động, lôi kéo, mua
chuộc, họ đã theo đuôi kẻ xấu. Hầu hết những phần tử này có tham vọng chính
trị, chức quyền và khi tham vọng không được đáp ứng thì họ bất mãn, thoái chí,
phát ngôn thiếu trách nhiệm, không còn ý thức xây dựng. Họ lợi dụng xu thế dân
chủ hóa, in tơ nét, mạng xã hội, tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực thù
địch ở trong và ngoài nước, dưới các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, ráo riết
tập hợp lực lượng, từng bước công khai hóa tổ chức chính trị đối lập dưới hình
thức hội, nhóm để thực hiện mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Những người hám lợi,
hám danh, thực dụng về kinh tế, đề cao vật chất, sùng bái đồng tiền và muốn thể
hiện mình trước tổ chức, tập thể, thích nổi danh trên mạng xã hội, trước đám
đông. Họ sẵn sàng rẽ theo bất cứ con đường nào, kể cả sai trái, miễn là có lợi
ích kinh tế lớn hơn, thu nhập cao hơn. Hơn thế, họ thường tự coi là người có
học, hiểu biết, tỏ ra nổi trội, có công trạng, có đóng góp cho cách mạng; muốn
đưa ra “phát kiến” mới, rồi lôi kéo, tổ chức, gây thanh thế, cốt để “đánh bóng
tên tuổi” mình. Khi mục đích kinh tế và chính trị không đạt được, vì nhiều nguyên
nhân khác nhau khiến họ bức xúc, không thể kìm nén, đã “phát ngôn” thiếu trách
nhiệm, xuyên tạc sự thật. Khi ý kiến, góp ý, kiến nghị của họ không được chấp
nhận, hoặc mối quan hệ kinh tế không trong sáng bị phát hiện, ngăn chặn, các
phần tử này lập tức thể hiện thái độ chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ; phủ
nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hạ thấp uy tín, danh dự của
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước...Chân dung của họ dù mới phác thảo đã
khiến chúng ta phải đề cao cảnh giác, hết sức đè phòng sự phản trắc của những
loại người này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét