Hiện nay, cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại
biểu Hội đồng nhân dân đang được tiến hành sôi nổi và tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác phòng bị và đối phó với
các thế lực chờ chực chống phá thể chế Nhà nước cũng không kém phần quan trọng.
Dựa trên sự quan sát thực tế, một loại hình chống phá gián tiếp dù không mới mẻ
nhưng rất nổi cộm trong khoảng thời gian diễn ra công tác Bầu cử – chiêu trò “tự
ứng cử Đại biểu Quốc hội”.
Có thể thấy, hình thức “tự ứng cử” được lên
kế hoạch và được thực hiện theo trình tự khá “bài bản”, các đối tượng có âm mưu
chống phá nộp đơn ứng cử đại biểu Quốc hội, chúng lợi dụng kết quả tự ứng cử bị
thất bại để thực hiện hành vi viết bài, cung cấp các thông tin vô căn cứ và hàm
ý cực đoan nhằm xuyên tạc công tác Bầu cử của Nhà nước. Một cách gián tiếp,
chúng gieo rắc những những suy nghĩ có thiên hướng tiêu cực vào dư luận, hình
thành trong xã hội sự bất bình và thiếu tin tưởng đối với nỗ lực xây dựng đất
nước.
Trong thời gian gần đây, xuất hiện rất nhiều
bài viết với nội dung đả kích, nhắm thẳng vào công cuộc Bầu cử của Nhà nước được
đăng tải trên các trang mạng xã hội, và gây ra tác động tiêu cực trong dư luận.
Điển hình, một bài viết được tiến hành bởi “Hội Anh Em Dân Chủ” nhằm công khai
chỉ trích một cách vô luận vào công tác Bầu cử của Nhà nước. Bài viết chứa đựng
những ngôn từ thô tục, bảo thủ và không hề phù hợp với văn phong lịch sự mà một
ứng cử viên cần phải có khi đề cập tới cơ quan chính quyền và Quốc Hội. Nhóm
này đưa ra những lời tuyên bố mang thái độ bức xúc, phiến diện như “Thực tế ở
Việt Nam chỉ có một Đảng cộng sản cầm quyền…”, “Quốc hội là tay sai…” Chính
phát ngôn này phản ánh rõ một cái nhìn hoàn toàn tiêu cực và cố tình hạ bệ đi sự
tín nhiệm và minh bạch của Quốc hội.
Chúng ngạo mạn xuyên tạc công tác bầu cử,
cho rằng các bộ phận cấu thành trong Ban lãnh đạo và quản lý Nhà nước là “con rối”.
Không dừng lại đó, các đối tượng có mưu đồ
chống phá này tiếp tục báng bổ những nỗ lực quản lý của Đảng và Nhà nước khi
tuyên bố một cách vô căn cứ rằng “Đảng vốn không có sự kiểm soát chặt chẽ và
minh bạch trong vấn đề nhân sự”, “Đảng quyết định hoàn toàn, Quốc hội không có
quyền…” Từ nhận định phiến diện trên, các đối tượng chống phá cũng ngầm khẳng định
việc “dưới danh nghĩa dân chủ và tự ứng cử Đại biểu Quốc hội” là tất nhiên thất
bại dưới sự thâu tóm của Đảng.
Tuy nhiên, các đối tượng đang bày những
chiêu trò cậy quyền dân chủ vốn có của nhân dân Việt Nam cũng phải tự nhận thức
được rằng, chúng không hề sở hữu đủ phẩm chất đạo đức và các điều điều kiện
tiên quyết để có thể xứng đáng ứng tên mình vào đội ngũ quản lý đất nước.
Căn cứ vàoTiêu chuẩn của Đại biểu quốc hội,
Luật tổ chức Quốc hội 2014 đã đề cập, một cá nhân công dân được ứng cử vào vị
trí Đại biểu Quốc hội cần phải sở hữu các phẩm chất “Trung thành với Tổ quốc,
Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Có phẩm chất đạo đức tốt, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh,
kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách
dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Có trình độ văn hóa,
chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện
nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của
Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm và có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc
hội”.
Bên cạnh đó, dựa theo Luật bầu cử Đại biểu
Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân, căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt
Nam, công tác đánh giá chặt chẽ về điề kiện đạo đức tiên quyết của ứng cử viên
cho Quốc hội cũng được thể hiện minh bạch và mang ý nghĩa thúc đẩy sự hoàn thiện
phẩm chất của một công dân Việt Nam.
Vì vậy, khi đối chiếu những quy định về phẩm
chất cũng như đạo đức bắt buộc phải có, ngay ở bước đánh giá đầu tiên, những đối
tượng có mưu đồ chống phá thể chế vốn không có bất cứ hành vi nào là phù hợp với
những điều kiện mà một quốc gia mong đợi và tín nhiệm. Các đối tượng này không
chỉ từng là những cá nhân đã phạm pháp, mà còn cố ý thực hiện các hành vi tiềm
tàng phá hủy nỗ lực quản lý của Nhà nước.
Dưới những phân tích và đối chiếu Pháp luật
này, chúng ta có thể nhận định được, những đối tượng nham hiểm này chắc chắn
không có cơ hội nào có quyền ứng cử Đại biểu để đại diện cho người dân. Và chắc
chắn rằng người dân sẽ không bao giờ lựa chọn những kẻ chống lại Tổ quốc để dại
diện cho mình trước cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.
Từ đó, dễ dàng ý thức được, cách thức mà
chúng thực hiện đã lột trần thủ đoạn cốt lõi là đả phá công tác chọn đại biểu,
gián tiếp xuyên tạc thể chế, và kích động tạo phản và gây mất đoàn kết trong nội
bộ nước nhà. Những hành vi chống phá này, lợi dụng sự phát triển của thông tin
và mức độ lan truyền trong dư luận, đã để lại hậu quả làm mị dân, đánh mất lòng
tin của người dân trong công tác bầu cử Quốc hội.
Vì vậy, song hành với việc đảm bảo công tác
Bầu cử được diễn ra một cách suôn sẻ, thực tế phản ánh về chiêu trò chống phá của
các đối tượng phản động được nêu trên, cũng là điều mà các cấp quản lý Nhà nước
cần cảnh giác và nâng cao công tác phòng bị, đối phó một cách quyết liệt với thế
lực thù địch đang lăm le lật đổ chính quyền của quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét