Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng (ngày 01/02/2013) đến nay,
nhất là sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện ráo
riết, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, đi vào chiều sâu; phát
huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp giữa phòng ngừa với phát hiện, xử lý, giữa
phòng, chống tham nhũng với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị,
giữa trong nội bộ với ngoài xã hội, giữa trong nước với ngoài nước; thực hiện
đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình
sự.
Thời
gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Đảng ta đã có bước tiến
mạnh, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt,
tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, như đồng chí Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, “công tác phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế”, được cán bộ, đảng
viên, nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi
nhận. Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và có chiều
hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển
kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước và chế độ. Kết quả đó thể hiện trên 5 vấn đề sau đây:
Một là, tập trung chỉ đạo công tác phát hiện và xử
lý tham nhũng, kết hợp giữa xử lý hành chính, xử lý kỷ luật của Đảng, của Nhà
nước, của đoàn thể với xử lý hình sự; kỷ luật của Đảng được thực hiện trước, mở
đường, tạo điều kiện cho kỷ luật của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự,
không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Hai là, đi đôi với tập
trung chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, công tác xây dựng và hoàn
thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN được đẩy mạnh, từng bước hoàn
thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”.
Ba là, công tác cán bộ; cải cách hành chính, công
khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị và các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được chú trọng, tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo và đạt những kết quả tích cực.
Bốn là, công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục
về PCTN được đổi mới, tăng cường; vai trò của Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và báo
chí trong PCTN được phát huy tốt hơn.
Năm là, chú trọng kiện toàn về tổ chức, nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức
năng PCTN; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về PCTN, từng bước mở rộng hoạt động PCTN
ra khu vực ngoài nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét