Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

NHẬN DIỆN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC

 

Gần một năm sau vụ việc một số người dân ở Đồng Tâm có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng gây hậu quả làm 3 chiến sĩ công an hi sinh, những bản án nghiêm khắc đã được tuyên dành cho những kẻ coi thường pháp luật. Tuy nhiên, mới đây Đài Á châu tự do (RFA) lại tiếp tục xới lại chuyện cũ với những luận điệu xuyên tạc về những vấn đề xoay quanh vụ việc ở Đồng Tâm.

Cụ thể, trong bài viết “Vụ án Đồng Tâm: bất cập trong quyền sở hữu đất đai và tư pháp Việt Nam”, RFA đã tiếp tục sử dụng chiêu bài quen thuộc, đó là phỏng vấn một số đối tượng có tư tưởng chống đối để đưa ra kết luận về sự việc mang tính chủ quan, không có cơ sở và hoàn toàn sai sự thật rằng “vụ Đồng Tâm thể hiện hai lĩnh vực đặc biệt đen tối trong chính sách của chính quyền Việt Nam: là việc quản lý đất đai và một nền tư pháp thiếu mọi cơ sở công bằng”.

Dẫn lời của Luật sư Đặng Đình Mạnh, RFA cho rằng “trong các trường hợp nhà nước thu hồi đất cho các dự án dù là quốc phòng hay công cộng, quyền lợi của người dân đều bị xem nhẹ”.

RFA đang cố tình bỏ qua nguyên nhân sâu xa của tình trạng tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm. Đó là quá trình các đối tượng thành lập “Tổ đồng thuận” để lôi kéo người chống đối, xuyên tạc nguồn gốc của đất đồng Sênh, kích động quần chúng khiếu kiện phức tạp về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm; tuyên truyền đất đồng Sênh là của xã Đồng Tâm; đồng thời kêu gọi người dân trong xã “đấu tranh để giữ đất”… Thậm chí sau khi có kết luận thanh tra về khu vực đất quốc phòng trên địa bàn xã Đồng Tâm, các đối tượng không chấp thuận mà cố tình huẩn bị vũ khí, công cụ phương tiện để chống đối lực lượng chức năng nếu các lực lượng này triển khai thu hồi đất tại đồng Sênh.  

Tổ đồng thuận và các đối tượng ở Đồng Tâm đã ngang nhiên đòi chiếm đất quốc phòng, tổ chức lực lượng chống đối theo kiểu mafia. Như vậy, xin hỏi Đài RFA, chính quyền phải quản lý đất đai ra sao để đáp ứng được các yêu sách của các đối tượng ở Đồng Tâm?

Về vấn đề tư pháp, RFA quy chụp rằng tòa án đang bị “kiểm soát hoàn toàn và tuyệt đối” bởi Đảng Cộng sản. RFA dẫn lời của ông Phil Robertson của Human Rights Watch rằng: “Việc xét xử tự do và công bằng ở Việt Nam có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt đối với những loại vụ án chính trị”.

Xin khẳng định rằng, vụ án này là vụ án hình sự, không phải vụ án chính trị. Tuy nhiên, RFA và một số luật sư bào chữa cho một số bị cáo lại muốn đánh tráo khái niệm, họ gọi đây là vụ án "mang đầy màu sắc chính trị". Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã làm việc theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật để xét xử các bị cáo về các tội hình sự: giết người và chống người thi hành công vụ.

Dù từ khi sự việc xảy ra, chính quyền đã tổ chức gặp gỡ, thảo luận, báo chí tuyên truyền, phổ biến các điều luật liên quan, chỉ rõ hành vi sai trái, kêu gọi tuân thủ pháp luật nhưng họ vẫn không nhận thức để tự giác điều chỉnh hành vi. Hơn nữa, khi lực lượng chức năng thực hiện biện pháp cần thiết để bảo vệ trật tự, ông Lê Ðình Kình cùng đồng phạm đã có kế hoạch chống trả từ trước, cho nên không thể coi việc giết hại Công an một cách rất dã man lại thuộc về lĩnh vực "chính trị".

Tóm lại, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" xảy ra tại Ðồng Tâm đã kết thúc, Tòa án nhân dân Thành phố đã tuyên các bản án tương ứng với mức độ hành vi phạm tội của từng bị cáo, trình tự rõ ràng, xử lý nhân văn, mức án đúng người, đúng tội và được sự đồng tình ủng hộ của dư luận. Thiết nghĩ, RFA nên khép lại những luận điệu xuyên tạc xoay quanh vụ Đồng Tâm ở đây./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét