Đại
hội XIII là lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng ta đưa mục “Tầm nhìn và định hướng
phát triển” vào văn kiện. Trước đây, văn kiện Đại hội Đảng thường chỉ đề cập
đến mục tiêu cho nhiệm kỳ, giai đoạn. Lần này, Đảng ta đề cập đến vấn đề “tầm
nhìn” và trong “tầm nhìn” thì có mục tiêu.
Tầm
nhìn theo nghĩa đen là khả năng nhìn, là khoảng cách mà con người có thể nhìn
thấy. Theo nghĩa bóng, đó là sự hình dung của một người hay một tổ chức về mục
tiêu cần đạt được, về điểm cần đến trong một khoảng thời gian nào đó. Dân gian
vẫn nói, “lãnh đạo hơn nhau bởi cái đầu”, thực chất là nói đến sự khác biệt bởi
tầm nhìn. Jonathan Swift, nhà văn, nhà tư tưởng lớn (gốc Anh) cho rằng: “Tầm
nhìn là nghệ thuật nhìn thấy được những gì mà người khác không nhìn thấy”. Bà
Jody Williams, người nhận giải Nobel Hòa bình năm 1997, nhấn mạnh: “Sự khác
biệt giữa một người bình thường và một người xuất chúng nằm ở cách nhìn đối với
bản thân trong mối tương quan với cuộc đời.
J.Maxwell,
tác giả của nhiều cuốn sách gối đầu cho các CEO lừng danh trên thế giới, đã
chia “tầm nhìn” thành 3 cấp độ: (1) Sự nhận thức, nhìn thấy những điều đang tồn
tại nhưng bị che khuất bằng con mắt thực tế; (2) Sự nhìn thấy những điều có khả
năng sẽ diễn ra bằng con mắt phán đoán; (3) Sự nhìn thấy những điều nhiều khả
năng xảy ra bằng óc tư duy, phán đoán, dự báo.
“Phấn
đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng
XHCN” là tầm nhìn về mục tiêu tổng quát, sau khi Đảng ta đã phân tích, dự báo
tình hình thế giới, đất nước những năm sắp tới. Hầu hết các nhà khoa học chính
trị quốc tế quan tâm đến Việt Nam đều cho rằng, tầm nhìn đó đã đạt tới “cấp độ
3”.
Tầm
nhìn đến “giữa thế kỷ XXI” là tầm nhìn xa, nhưng chúng ta ai cũng thấy đó không
phải là mục tiêu xa vời. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã trao chúng ta niềm
tin, truyền cho chúng ta cảm hứng và sự khát khao mãnh liệt để hiện thực hóa
mục tiêu đó trong tương lai không xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét