Mặc
dù với những ngày đầu nhậm chức của ông Jonh Biden đối mặt với hàng loạt căng
thẳng như: Bão tuyết, Covid 19, kinh tế đà lao dốc... áp lực nội sinh và ngoại
sinh cũng không thể làm dịu đi vụ bạo loạn ngày 6.1 vừa qua. Những người được
cho là có hành vi kích động, xúi dục, hành động có liên quan đến bạo loạn tại đồi
Capitol đã bị khởi tố với số lượng người lớn chưa từng có là 300 người và con số
này có thể tăng lên theo thông tin từ phía Bộ Tư Pháp.
Như
vậy, việc bắt bớ hàng loạt những người có dấu hiệu nghi là có hoạt động bạo loạn
liệu có đảm bảo yếu tố nhân quyền không ? Mặc dù trước đó, các chính khách Mỹ
thường dùng cách này o ép nhân quyền một số quốc gia trong đó có Việt Nam để
"kích cầu" bầu cử đối với cơ số người Việt sống tại Mỹ, trong đó chủ
yếu nhắm vào số "cờ vàng ba sọc". Tuy nhiên, theo thông tin, tình
hình lần này thì phía nhà cầm quyền Mỹ đã rất cứng rắn, đi ngược lại với thông
lệ "nhân quyền cao hơn chủ quyền". Số "cờ vàng ba sọc" có
hành vi quá khích, cực đoan cũng bị khởi tố vì có hành động kích động bạo lực.
Còn
nhớ sự kiện Đồng Tâm vừa qua, khi phía Việt Nam bắt số đối tượng quá khích, cực
đoan, có hành vi "khủng bố" bằng các vũ khí nguy hiểm. Mặc dù nó chưa
đáng gì so với cụ Capitol của Mỹ, nhưng ngay lập tức một số nhân vật chính trị
của Mỹ đã lên tiếng phản đối nhân quyền của Việt Nam ? Điều này chứng minh rằng
sự thiếu minh bạch trong vấn đề nhân quyền là điều chúng ta cần phải quan tâm.
300
người bị truy tố, con số này không phải là ít và đó cũng có thể là đỉnh cao của
vị thế nhân quyền, quyền được làm bất cứ điều gì của quốc gia quyền lực. Và Mỹ
cũng đang hướng dư luận khỏi tâm điểm chú ý của dư luận bằng cách tập trung
không kích syria. Như vậy, liệu có nhân quyền tuyệt đối như các nhà dân chủ rởm
Việt đang ra sức tuyên truyền không ?
Nguyễn
Mạnh Đại, lớp 56 H – sưu tầm
Vaccine COVIVAC không
quá 60.000 đồng/liều, ngày 3/3 sẽ tiêm thử nghiệm
Thông
tin từ Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế IVAC (Bộ Y tế), dự kiến ngày 3/3, vaccine
COVIVAC phòng Covid-19 sẽ được tiêm thử nghiệm trên người.
Giai
đoạn 1 sẽ thực hiện tại trường Đại học Y Hà Nội với sự tham gia của khoảng 120
người có độ tuổi từ 18-59 tuổi. Tất cả sẽ được tiêm 2 mũi/0,5 ml. Mỗi mũi cách
nhau 28 ngày.
Sau
43 ngày tiêm mũi thứ 2 (thuộc giai đoạn 1) nếu kết quả an toàn miễn dịch tốt,
chọn được mức liều tối ưu, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp nối chuyển sang nghiên cứu
giai đoạn 2. Giai đoạn này dự kiến bắt đầu vào tháng 7/2021, được thực hiện tại
Trung tâm y tế huyện Vũ Thư (Thái Bình) mở rộng số lượng người tham gia lên 300
người, đồng thời mở rộng độ tuổi từ 18-75 tuổi (trong đó tuổi từ 60-75 chiếm
khoảng 1/3). Dự kiến quá trình nghiên cứu lâm sàng vaccine COVIVAC sẽ hoàn
thành vào tháng 10/2021.
Nhà
sản xuất cho biết giai đoạn 1 nhằm đánh giá độ an toàn và khả năng đáp ứng miễn
dịch để chọn ra 2 nhóm vaccine tối ưu nhất, chuyển sang nghiên cứu ở giai đoạn
2. Sau tiêm mũi 1, các tình nguyện viên sẽ được theo dõi y tế trong vòng 24 giờ
tại Trung tâm Dược lý lâm sàng, Đại học Y Hà Nội. Sau tiêm mũi 2, thời gian
theo dõi y tế các tình nguyện viên là 4 giờ.
Theo
tính toán, mỗi liều vaccine COVIVAC có giá không quá 60.000 đồng, kháng thể
vaccine COVIVAC chống được biến chủng virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi. Nhà
chức trách đang nghiên cứu kháng thể với các chủng khác của virus này.
Kết
quả các nghiên cứu tiền lâm sàng tại Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam đến thời điểm này đã
cho thấy tính an toàn và hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét