Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

CẦN LÊN ÁN NHỮNG HÀNH ĐỘNG LỢI DỤNG VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN ĐỂ KÍCH ĐỘNG GÂY MẤT ỔN ĐỊNH AN NINH CHÍNH TRỊ



Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị chưa bao giờ từ bỏ mục tiêu chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi chúng lợi dụng việc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố giữ nguyên bản án tại phiên xét xử phúc thẩm 3 đối tượng: Chân Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân về tội khủng bố chống chính quyền nhân dân để xuyên tạc tình hình tình hình nhân quyền ở Việt Nam hòng gây bất ổn trong nước ...
Trước hết chúng ta thấy rằng đó là những quan điểm sai trái, xuyên tạc trắng trợn tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Thực tế cho thấy: đấu tranh giành lại và bảo đảm quyền con người, quyền công dân là mục tiêu xuyên suốt các giai đoạn cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Cương lĩnh 2011 có viết: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; “ Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp quy định. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân…”
Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên hợp quốc và là thành viên của hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người. Việt Nam đã thể hiện là một thành viên có trách nhiệm của công đồng quốc tế.
Nhà nước Việt Nam có quyền đưa ra và áp dụng những hạn chế nào đó (theo quy định của pháp luật) đối với một số quyền con người là phù hợp với thẩm quyền của quốc gia theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế về quyền con người.
Bộ luật Hình sự của Nhà nước ta một mặt trừng phạt tội phạm, mặt khác, quan trọng hơn đó là nhằm bảo đảm ổn định xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân; Pháp luật của Nhà nước ta thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa. Pháp luật Việt Nam không có khái niệm “tù nhân lương tâm”, không có khái niệm người “bất đồng chính kiến”. Tuy nhiên, các hành vi làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì phải bị trừng trị theo pháp luật.
Mặc dù nước ta còn nhiều khó khăn, lại trải qua các cuộc chiến tranh lâu dài tàn khốc, cho đến nay vẫn còn hậu quả rất nặng nề song có thể nói các quyền con người, quyền công dân của nhân dân ta đã được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Trong điều kiện của một quốc gia còn nghèo, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm bảo đảm quyền kinh tế xã hội và văn hóa cho mọi người nói chung, cho nhóm người nghèo, những nhóm xã hội dễ bị tổn thương, như phụ nữ, trẻ em, đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng. Cũng không phủ nhận rằng trong nhiều nhiệm kỳ qua, trong hệ thống chính trị của Nhà nước ta đã xuất hiện tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một số cán bộ Đảng, Nhà nước các cấp, cũng như tình trạng “lợi ích nhóm”; sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội và nhiều tiêu cực khác. Tình trạng này đã làm tổn hại đến việc bảo đảm quyền công dân và quyền con người của nhân dân ta. Tuy nhiên không vì vậy mà phủ nhận được mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, không thể phủ nhận được những thành tựu về quyền con người của Cách mạng Việt Nam trên một nửa thế kỷ qua. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người là thước đo của sự tiến bộ xã hội. Bảo vệ chế độ xã hội XHCN, bảo vệ Nhà nước ta là điều kiện để chúng ta vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân dân ta tiến đến mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh./.
Quang Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét