Chiến
dịch chống tham nhũng mà cả hệ thống chính trị chung sức thực hiện giống như
“Mặt trời đang toả sáng ở Việt Nam” giữa mùa đông năm nay.
Có người dùng hình
tượng những giọt nắng lung linh giữa mùa đông để nói về thành tựu kinh tế Việt
Nam năm 2019.
Tuy
nhiên, nếu phân tích cho đến cùng thì những giọt nắng mùa đông dẫu có lung linh
vẫn mang hơi lạnh của gió mùa đông bắc dù rằng có người đã tặng chúng ta những
lời có cánh: “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang toả sáng ở Việt
Nam”.
Người
viết không cho rằng lời khen về kinh tế như trên là đáng phấn khích bởi lẽ
trong số 263,45 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu, khối doanh nghiệp trong nước
chỉ đạt 82,1 tỷ USD, chiếm 31,16% nghĩa là chưa đến 1/3, còn lại là của khối
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Thế
nhưng nếu cho rằng chiến dịch chống tham nhũng mà cả hệ thống chính trị chung
sức thực hiện “đang toả sáng ở Việt Nam” thì người viết hoàn toàn đồng ý.
Tại Hội nghị trực
tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 30/12/2019 Tổng Bí thư – Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng đưa ra thông điệp:
“Vừa
mới gần đây thôi, chúng ta xử mấy vụ rồi bổ sung thêm mấy vụ vào diện Ban Chỉ
đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng chỉ đạo xử lý. Tới đây còn tiếp tục
xử lý, các đồng chí chờ xem”.
Không
để nhân dân phải đợi lâu, ngày 8/1/2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố
kết quả kỳ họp thứ 42 diễn ra tại Hà Nội.
Đáng chú ý trong những
kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương là thông tin liên quan đến một số lãnh
đạo đương chức hoặc đã nghỉ hưu tại hai thành phố lớn nhất và quan trọng nhất
đất nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy
ban Kiểm tra đã đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung
Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Ủy viên Ban cán sự
Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ về các sai phạm liên quan đến dự án mở
rộng sản xuất giai đoạn II Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco II). Ít ngay
sau đó, ông Hoàng Trung Hải nhận mức kỷ luật cảnh cáo.
Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đưa ra kết luận về hoạt động lãnh đạo, điều hành của
hàng loạt nhân sự cao cấp liên quan đến dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm -
Thành phố Hồ Chí Minh.
Những
cái tên được Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu không phải chỉ vài người, tuy nhiên
đáng chú ý nhất là nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Lê Thanh
Hải; Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư
Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Lê Hoàng Quân;
Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Nguyễn Văn Đua,…
Kết
luận cho thấy “Vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015, của Ban
cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 - 2016 và các
đồng chí nêu trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền thành
phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét kỷ luật”.
Nói
đến những người từng là cán bộ cao cấp bị kỷ luật, không thể không nhắc tên
nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng. Ông Thăng phạm tội cố ý làm trái quy
định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong 2 vụ án kinh tế
xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Vụ
thứ nhất PVN mất 800 tỷ đồng khi đầu tư vào Oceanbank, cáo trạng vụ thứ hai xác
định ông Thăng chỉ định PVC thực hiện, ký gói thầu EPC trái quy định, chỉ đạo
cấp dưới tạm ứng sai quy định hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng cho PVC để bị
can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng sai mục đích.
Tính
sơ sơ thiệt hại về kinh tế trong các vụ án này cỡ khoảng 2.000 tỷ đồng. Hậu quả
là ông Thăng lần lượt phải lĩnh 2 bản án 13 và 18 năm tù.
Người dân tin rằng với quyết tâm của người đứng đầu Đảng
– Nhà nước, với sự kiên quyết của các cơ quan chức năng trong toàn hệ thống
chính trị, vụ Tisco II sẽ được làm rõ và công bố chi tiết tội trạng những kẻ đã
gây nên thiệt hại về kinh tế, chính trị, làm suy giảm niềm tin của người dân
vào lãnh đạo, hy vọng những bản án nghiêm khắc sẽ được tuyên.
Riêng vụ Thủ Thiêm, thiệt hại không chỉ là tiền thuế của
dân mà còn là uy tín một bộ phận lãnh đạo cao cấp Thành phố Hồ Chí Minh, các tổ
chức, đoàn thể tại địa phương và Trung ương.
Trong
thông báo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới xem xét những sai phạm của cơ quan
Đảng, cụ thể là “Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015, của Ban cán sự
Đảng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 – 2016”.
Tuy nhiên vụ việc đã kéo dài trong khoảng 20 năm, kể từ
khi khi dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho tới khi Thanh tra Chính
phủ công bố Thông báo số 1041/TB-TTCP.
Không
thể không nói tới vai trò chính quyền (Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh),
các cơ quan dân cử (đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và các tổ chức
chính trị xã hội thành phố này giai đoạn trước năm 2010.
Đánh
giá thiệt hại mà người dân Thủ Thiêm phải gánh chịu, không gì hơn là trích ý
kiến trên một số tờ báo:
Báo
Phapluatplus.vn: “Chấp nhận sống xa quê, chấp nhận tá túc trong những phòng trọ
chật hẹp, chấp nhận những bữa cơm chỉ đủ ấm bụng, hơn 30 người dân Thủ Thiêm vẫn
cùng nhau bám trụ lại Thủ đô Hà Nội, nơi mà họ gọi là “Trung ương” để mong có
cơ hội đòi lại đất, đòi lại những quyền lợi chính đáng mà bản thân và gia đình
đã bị cướp đi một cách trắng trợn”.
Báo
Nongnghiep.vn: “Hàng ngàn gia đình khác trong khu đất 4,3ha nằm ngoài quy hoạch
khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng bị cưỡng chế thu hồi đất một cách oan uổng.
Những việc làm trái
pháp luật một cách trắng trợn này không bị bất kì một đại biểu Quốc hội hay đại
biểu Hội đồng nhân dân thành phố nào lên tiếng”.
Có
lẽ không cần bình luận gì thêm về những cụm từ “cướp đi một cách trắng trợn”;
“làm trái pháp luật một cách trắng trợn” mà hai tờ báo nêu trên sử dụng.
Về
kinh tế, xin nhắc lại con số mà Thanh tra Chính phủ nêu trong kết luận: “Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phải thu hồi và hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm
ứng từ ngân sách Nhà nước không đúng quy định đã đầu tư cho khu đô thị Thủ
Thiêm đến thời điểm 30/09/2018 là 26.315.905 triệu đồng (hơn 26 nghìn tỷ đồng -
NV),…”.
Người
dân bình thường cũng thấy thiệt hại mà một số người nguyên là lãnh đạo Đảng,
chính quyền và đại biểu dân cử Thành phố Hồ Chí Minh gây ra trong vụ Thủ Thiêm
khủng khiếp hơn rất nhiều so với thiệt hại mà ông Đinh La Thăng gây ra cho kinh
tế và uy tín của hệ thống chính trị.
Tổng
Bí thư - Chủ tịch nước nói: “Các đồng chí chờ xem” không có nghĩa chỉ là “các
đồng chí” mà còn là lời nhắn tới người dân cả nước.
Nhân
dân sẽ cùng chờ với “các đồng chí”, không những cùng chờ, nhân dân sẽ chung tay
góp sức để tìm các loại “củi” đang lẩn khuất đâu đó trong mọi ngõ ngách của
ngôi nhà thể chế để giúp cho chiếc lò cháy rừng rực.
Củi
tươi còn phải cháy thì bọn sâu mọt trong thân cây chắc chắn sẽ thành tro nhưng
liệu có khả năng bỏ sót loại sâu đã hóa bướm, chúng không ẩn náu trong củi mà
đang nhởn nhơ bay lượn và biết đâu chúng đã kịp tạo nên những thế hệ kế tiếp?
Dù
còn đôi chút băn khoăn song ánh sáng tỏa ra từ ngọn lửa trong chiếc lò mà Tổng
Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhen nhóm chính là lý do vì sao người
viết cho rằng chiến dịch chống tham nhũng mà cả hệ thống chính trị chung sức
thực hiện mới giống như “Mặt trời đang toả sáng ở Việt Nam” giữa mùa đông này./.
Quang Lãnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét