Phải chăng nhà sử học thiếu trung thực?
Tại
sao sau khi dư luận lên án, Báo Công Lý phải thay đổi tiêu đề và nội dung trả
lời phỏng vấn của ông Vũ Minh Giang? Tại sao lại phải lược bỏ những nội dung
rất "vớ vẫn" đó? Ông Giang cho nhân dân biết tại sao một nhà sử học
như ông luôn đòi hỏi sự thật lại không tôn trọng sự thật? Nếu như vì đại nghĩa
như ông nói thì ông sợ gì dư luận mà không đi đến cùng của sự thật? Hay
những gì ông nói về thực trạng của quá trình hòa hợp dân tộc của Đảng, Nhà
nước và Nhân dân như bài báo (nguyên bản đăng ngày 29/4/2019) nêu lên vốn dĩ
không phải sự thật, mà là sự phóng đại, xuyên tạc trắng trợn của ông?
Nếu
vậy thì ông không xứng đáng đứng trong đội ngũ các nhà sử học chân chính, càng
không đủ tư cách làm quyền tổng chủ biên của bộ quốc sử! Và chúng tôi xem những
gì các ông viết trong bộ quốc sử về lịch sử đất nước, nhất là giai đoạn 1945 -
1975 là không bảo đảm tính trung thực, khách quan và sự thật!
Từ sự không trung thực của ông Giang
đã cho chúng ta thấy: ông Giang và những người lật sử, xét lại lịch sử dân tộc
đang lợi dụng chữ nhân tâm, lợi dụng lòng khoan dung độ lượng của nhân dân, lợi
dụng truyền thống đại nghĩa của dân tộc để từng bước bào mòn ý chí, tinh thần
cảnh giác cách mạng của nhân dân. Đây là một thủ đoạn thâm độc của âm mưu
"diễn biến hòa bình", từng bước xóa nhòa ý thức hệ, xóa nhòa lịch sử,
gây mơ hồ, ủy mị dần đi đến mất cảnh giác trong quần chúng nhân dân và thế hệ
trẻ.
Quy luật này tất cả các nhà sử học
đều phải biết: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước phải
đánh đổi bằng máu và tính mạng của hàng triệu đồng bào, chiến sỹ thì sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc cũng gian khổ, khó khăn, cũng sẽ phải đánh đổi bằng máu và tính
mạng. Mơ hồ mất cảnh giác là mất nước!
Hải Ạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét