Vừa qua, trên VOA có bài “Di sản Việt Nam Cộng
Hòa (VNCH): Khi nền văn minh đã thắng “chế độ man rợ”, cho
rằng, sau khi giải phóng miền Nam, chính quyền mới đã tiêu hủy nhiều
sách, tài liệu, băng đĩa các loại,… tạo nên “một cuộc thảm sát văn
hóa”, kéo lùi văn hóa miền Nam sao cho tương đồng
với trình độ kém phát triển của miền Bắc. Nhưng sau hơn 40
năm, văn hóa VNCH đã không chết; di sản văn hóa của một nền
văn minh đã không hoàn toàn thua “chế độ man rợ”. Người viết ra câu
chuyện này là Mạnh Kim, chuyên gia viết Blog đăng tải trên VOA, ông ta học rộng
nên chắc hiểu rõ vấn đề về văn hóa, chỉ là cố tình xuyên tạc để lừa phỉnh
thiên hạ.
Văn hóa thường được hiểu là sản phẩm của loài người.
Nó được tạo ra, tái tạo, phát triển, truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác thông qua quan hệ qua lại giữa con người và quá trình xã
hội hóa. Sự phát triển của nó được biểu hiện trong các hình
thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật
chất và tinh thần mà con người tạo ra. Đồng thời, chính văn hóa lại tham
gia việc tạo nên con người, duy trì trật tự và sự phát
triển bền vững xã hội.
Mỗi chế độ chính trị có trách nhiệm xây dựng,
định hướng sự phát triển văn hóa của quốc gia, dân tộc. Nhận thức
đúng điều đó, Đảng xác định: “Văn hóa là một trong ba mặt
trận quan trọng: kinh tế, chính trị, văn hóa” và đề ra nhiều chủ
chương, biện pháp lãnh đạo trong các văn bản, như: Nghị quyết
05-NQ/TW về “Lãnh đạo văn hóa - văn nghệ trong cơ chế thị
trường” của Bộ Chính trị (khóa VI); Nghị quyết chuyên đề
về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII);,… đã định hướng cho toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân quyết tâm giữ gìn, bảo vệ “bản sắc văn hoá dân
tộc” trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thực hiện chủ trương, đường lối đó,
nhiều chương trình, dự án, kế hoạch bảo tồn, phục hồi, phát
triển văn hóa dân tộc được đẩy mạnh thực hiện góp phần
đưa nhiều di sản văn hoá vật thể, phi vật thể như: quần thể di tích
cố đô Huế, phố cổ Hội An, Nhã nhạc cung đình Huế,… được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Theo dòng chảy đó, nhiều sản phẩm
văn hóa có giá trị của nhân dân miền Nam sản sinh trong giai
đoạn VNCH cũng được bảo tồn, phát triển như các loại sách,
tài liệu, nhạc Bolero,… là kết quả tất yếu khi các chính sách của Đảng đi vào
cuộc sống. Một giai đoạn phát triển văn hóa có chủ trương, chính
sách, lãnh đạo, chương trình,… là chưa từng có trong lịch sử Việt
Nam, sao lại gọi là “man rợ”, sao lại gọi là “kéo lùi”. Chế độ VNCH đã làm
những gì để phát triển văn hóa? Nói như Kim chẳng phải là xuyên tạc hay
sao ?
Huy hiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét