So
với các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn là một nước nghèo và kém phát triển,
sự phát triển kinh tế còn chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm,
năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế còn chưa cao. Trong lĩnh vực xã hội, còn
nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được tiếp tục quan tâm giải quyết. Điều đó đã
tác động, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh xã hội, làm ảnh hưởng tới cuộc sống
bình yên của nhân dân. Mặc dù đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân
đã được cải thiện rõ rệt, nhưng tâm trạng của một bộ phận nhân dân chưa thật
vui, chưa thật phấn khởi, không ít những hiện tượng bất ổn khác làm cho chúng
ta tiếp tục suy nghĩ như: sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, các
vùng miền, khoảng cách chênh lệch về sự phát triển giữa nông thôn và thành thị,
giữa miền núi và đồng bằng ngày càng nới rộng. Lĩnh vực công tác tư tưởng, văn
hóa vẫn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém, đôi khi còn tỏ ra chưa theo kịp
sự phát triển của thực tiễn, chưa làm sáng tỏ được những vấn đề do thực tiễn
đất nước đặt ra để định hướng tư tưởng và thực tiễn, ngay cả trên nhiều vấn đề
rất cơ bản. Lòng tin của một bộ phận nhân dân vào Đảng, vào chế độ có phần giảm
sút vì bất bình trước những bất công xã hội. Tình hình đó đã làm khối đại đoàn
kết dân tộc tuy đã được củng cố một bước song chưa bền chặt và đang đứng trước
những thách thức mới, những nguy cơ tiềm ẩn; mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và
nhân dân tuy đã chăm lo củng cố song bắt đầu xuất hiện những hiện tượng không
thể xem thường.
Đấu tranh bác bỏ những luận điệu thù
địch, sai trái với quan điểm, đường lối của Đảng, làm thất bại âm mưu và hoạt
động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần ngăn chặn những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, củng cố sự thống nhất
tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội là một trong những nhiệm vụ
trọng yếu trong công tác tư tưởng của Đảng hiện nay. Để đấu tranh đúng
hướng mỗi người dân Việt Nam cần nhận diện đầy đủ những quan
điểm sai trái do các phần tử phản động, thoái hóa, cơ hội chính trị, bất mãn
gây ra. Một số đối tượng lá mặt, lá trái cơ hội chính trị, số phần tử bất
mãn, cực đoan quá khích đang sống, làm việc thụ hưởng những thành quả cách mạng
do Đảng và nhân dân mang lại, nhưng lại bí mật cộng tác với những phần tử bất
mãn, phản động nước ngoài để mưu cầu lợi ích cá nhân. Số đối tượng này tiếp
nhận, tán phát tài liệu có nội dung xấu, móc nối viết bài nói xấu chế độ, chống
phá Nhà nước Việt Nam . Những bài viết được tung lên Internet có nội
dung tuyên truyền những quan điểm phản động, cực đoan
hiện nay ở bên ngoài có 52 đài
phát thanh và truyền hình có chương trình Việt ngữ, mạng internet, 429 tờ báo,
tạp chí, trên 40 nhà xuất bản bên ngoài tập trung tuyên truyền chống phá ta.
Hàng năm có hơn 3 nghìn tài liệu chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng, 28 nghìn
thư ân xá quốc tế xâm nhập, tán phát qua con đường bưu điện quốc tế dưới dạng
quà cáp, và gần 11 nghìn ấn phẩm được đưa vào bằng nhiều con đường khác. Các
đài phát thanh RFI, VOA, BBC liên tục phát những tài liệu, các cuộc phỏng vấn
những phần tử người Việt lưu vong ở nước ngoài để cắt xén, thổi phồng, xuyên tạc
một số tài liệu ở trong nước đưa lên mạng đang phát tán rộng rãi trong xã hội
ta nhằm gây khó khăn cho sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng, đồng thuận trong
xã hội trước thời điểm Đại hội Đảng.
Cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn
và hành động bẩn thỉu của các thế lực thù địch là việc làm vô cùng quan trọng
là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong đó đội
ngũ cán bộ đảng viên là lực lượng giữ vai trò quan trọng. Nhận diện đúng các âm
mưu thủ đoạn của kẻ thù từ đó chúng ta có phương pháp, cách thức tuyên truyền
vận động nhân dân cảnh giác và đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù nhằm giữ
vững nền tảng của Chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ Đảng, Nhà
nước và nhân dân góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Đức Tín
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét