Quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng ta là kết hợp chặt chẽ
ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng
tâm, đồng thời đổi mới chính trị. Giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với
đổi mới chính trị là khâu then chốt của quá trình đổi mới. Hai lĩnh vực này có
quan hệ biện chứng, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Chỉ có tập trung sức làm tốt đổi
mới kinh tế và đổi mới kinh tế thành công mới tạo ra những tiền đề vật chất và
tinh thần cần thiết để giữ vững ổn định chính trị. Ngược lại, đổi mới chính trị
thành công sẽ tạo điều kiện, môi trường và động lực để đổi mới kinh tế thắng lợi.
Chính trị xưa nay vốn là lĩnh vực phức tạp, cực kỳ nhạy cảm,
đụng chạm đến nhiều mối quan hệ xã hội. Nó đòi hỏi quá trình đổi mới nhất thiết
phải tiến hành từng bước, phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị nghiêm túc,
không xới tung nhiều vấn đề cùng một lúc khi chưa có điều kiện chín muồi, không
cho phép để xảy ra mất ổn đinh xã hội dẫn tới rối loạn xã hội. Nếu chính trị bất
ổn định, hơn nữa lại bị rối loạn thì toàn bộ công cuộc đổi mới sẽ gặp nhiều khó
khăn, chúng ta sẽ không thực hiện được bất cứ sự đổi mới nào khác, mà chỉ tạo
điều kiện cho các thế lực lợi dụng phản kích, và tiến đến lật đổ CNXH, xoá bỏ mọi
thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân ta tốn bao xương máu mới giành được. Sự
xụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã để lại cho chúng ta những bài học đau
xót về vấn đề này. Tuy nhiên, đổi mới chính trị rất cần thiết để thúc đẩy đổi mới
kinh tế, chính trị phải được ưu tiên hàng đầu so với kinh tế. Không vì tính chất
nhậy cảm và phức tạp của nó mà trù trừ do dự, chậm đổi mới làm cản trở đổi mới
kinh tế và các lĩnh vực khác. Chỉ có điều phải làm từng bước thận trọng và vững
chắc, hướng tới đổi mới kinh tế và phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm là đổi mới
kinh tế.
Viết Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét