Trong
chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã
hội, “đánh tráo khái niệm” là thủ đoạn “át chủ bài” được họ sử dụng rất nhuần
nhuyễn, thuần thục...
Đối
với Việt Nam, kể từ khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp Đổi mới, các
thế lực thù địch càng ra sức đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”. Trong
đó, thủ đoạn “đánh tráo khái niệm” được họ sử dụng với tần suất dày đặc hơn.
Lợi dụng sự phát triển của Internet và mạng xã hội ở Việt Nam, họ coi đây là phương tiện thuận lợi nhất để “đánh tráo
khái niệm” với giá thành rẻ nhất mà lại đạt được hiệu quả. Nội dung “đánh tráo
khái niệm” của họ vẫn là những luận điệu lâu nay các “nhà tư tưởng” chống cộng
đã từng nói và đã từng nhiều lần bị chúng ta vạch trần, phê phán, bác bỏ. Những
khái niệm dù được che chắn dưới những vỏ bọc mới nhưng rốt cục vẫn là phủ nhận
thành tựu của cách mạng; thổi phồng khuyết điểm, tồn tại của Việt Nam, bôi đen
hiện thực, gieo rắc hoài nghi, phá rã niềm tin của nhân dân và cán bộ, quy kết
là do đường lối sai, sự lãnh đạo, quản lý yếu kém của Đảng và Nhà nước. Phủ
nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định con đường xã hội chủ
nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa; hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, phê
phán, đổ lỗi cho Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng. Kích động chia rẽ nội bộ, tung
ra những luận điệu trong Đảng, trong Trung ương, Bộ Chính trị có phe này, phái
kia; bịa đặt, xuyên tạc lịch sử; vu cáo, bôi nhọ một số đồng chí lãnh đạo cao
cấp của Đảng và Nhà nước, kể cả Bác Hồ, tìm mọi cách "hạ bệ thần tượng Hồ
Chí Minh"..
Hiểu
rõ bản chất, đặc điểm của thủ đoạn “đánh tráo khái niệm” là yêu cầu cần thiết
đối với mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên trong việc
phòng ngừa nguy cơ suy thoái tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” và làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Những khái niệm bị kẻ xấu đánh tráo, dù có thiên biến vạn hóa, dù núp trong vỏ
bọc mỹ miều của ngôn từ cũng không thể giấu được bản chất của nó là không mang
“đặc trưng chung, chủ yếu của các sự vật và hiện tượng của hiện thực khách
quan”.
Đức Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét