Lịch sử là những gì đã xảy ra trong
quá khứ, nhưng nó luôn có quan hệ mật thiết với hiện tại và tương lai. Do vậy,
khi nhìn nhận về các sự kiện, vấn đề lịch sử trước hết cần phải tôn trọng sự thật
khách quan của lịch sử.
Thời gian qua, không khó để nhận diện
những thái độ hạ thấp, “phủ bụi” vào lịch sử. Ví như có người ngộ nhận khi cho
rằng, “Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chỉ cần “trung với nước, hiếu với dân”
là đủ, là đúng với tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra"(!).
Nhưng có một sự thật lịch sử cần phải
nhắc lại, đó là trong dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam
22-12-1964, Bác Hồ đã khẳng định: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn
sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm
vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Vì vậy, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân không chỉ thể hiện, phản
ánh bản chất sự thật lịch sử ra đời, trưởng thành, phát triển của QĐND Việt
Nam, mà còn là một trong những cội nguồn và động lực lịch sử làm nên những chiến
công hiển hách của Quân đội ta, một quân đội cách mạng do Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện.
Cách đây chưa lâu, dư luận từng xôn
xao trước việc một số nhà nghiên cứu từng đề xuất bỏ cách gọi “ngụy quân”, “ngụy
quyền” của chế độ Việt Nam cộng hòa. Ý kiến này mới thoạt nghe tưởng như không
có gì đáng nói, nhưng thực chất đây là sự xuyên tạc bản chất chính nghĩa của cuộc
kháng chiến giải phóng dân tộc. Bởi sự thật lịch sử đã chứng minh rằng, Quân giải
phóng miền Nam Việt Nam đại diện cho lực lượng yêu nước tiến bộ, yêu hòa bình của
dân tộc Việt Nam nên đã chiến đấu anh dũng, quật cường để mang lại thống nhất,
độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân; còn Quân lực Việt Nam cộng
hòa chỉ là lực lượng tay sai, là “lính đánh thuê” cho một thể chế chính trị
không có chính danh, không được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Khi muốn xem xét, đánh giá những sự
kiện, vấn đề diễn ra trong quá khứ, nhất là những sự kiện, vấn đề ấy liên quan
đến vận mệnh quốc gia dân tộc, liên quan đến lịch sử chiến đấu đau thương mà
hào hùng của cả một quân đội cách mạng và một cộng đồng dân tộc vì phẩm giá,
lương tâm của thời đại thì không được phép hời hợt, phiến diện, lại càng không
được phép đánh tráo khái niệm theo kiểu “mập mờ đánh lận con đen”.
Trong đạo lý truyền thống người Việt,
bất hiếu với cha mẹ là tội lỗi nặng nhất; vong ân bội nghĩa với thế hệ tiền
nhân đã vun đắp, tạo dựng cho cuộc sống hiện tại của mình là “cạn tàu ráo
máng”; vô ơn với tổ tiên, cội nguồn là kẻ chẳng ra gì, nếu không muốn nói là
hèn mạt, đê tiện. Thế nên, với ai đó còn có biểu hiện quay lưng lại quá khứ, phủ
nhận lịch sử, xuyên tạc thành quả cách mạng giải phóng dân tộc đã phải đổi bằng
xương máu của hàng triệu con người, không chỉ đi ngược lại với số đông, làm tổn
thương đến chiều hướng phát triển chân chính của lịch sử; mà còn làm vẩn đục những
giá trị cao đẹp của lịch sử Việt Nam.
Như một nhà sử học đã ví von hình ảnh
mà rất chí lý rằng: Khi ai đó cố tình lãng quên quá khứ, “phủ bụi” vào lịch sử,
tự họ đang bôi nhọ vào chính gương mặt người đã sinh ra mình.
Minh Quý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét