Trong bài
viết “Bàn về sự gia tăng mê tín” của Nguyễn Đình Cống khiến không rõ tác giả
thâm thù gì với chế độ ta mà tuôn ra những lời lẽ vô căn cứ đến như thế trong
khi đó chính Cống được cái chế độ ta nuôi dậy để trở thành Giáo sư, tiến sĩ,
nhà giáo nhân dân. Nhưng con người cống lại trở thành kẻ vong ơn bội nghĩa và
bất hiếu để trở thành những con rận quy trở lại cắn chế độ và nhân dân. Cống đang lạm dụng hoạt động tín ngưỡng của
người dân để quy chụp một cách vô lý và xuyên tạc đối với Đảng, Nhà nước Việt
Nam. “Cống thử” chuyên khơi mào, nói
xấu chế độ bằng kiểu thông tin vô lối, tùy tiện trong nhận định và thông tin
thất thiệt trên mạng. Việc người dân tham gia các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội,
thờ cúng là tiếp nối truyền thống từ ngàn đời nay, để tỏ lòng thành kính tổ
tiên, các anh hùng dân tộc và sự tôn sư trọng đạo và mỗi thời đều cố sắc thái
riêng.
Chúng ta
cần khẳng định rằng, hoạt động tín ngưỡng, phong tục thờ cúng tổ tiên và lễ hội
của dân tộc Việt có từ rất lâu đời, đây là một phong tục tốt đẹp, giàu bản sắc,
có ý nghĩa giáo dục truyền thống và giá trị văn hóa nhân bản, đây cũng là lý do
mà người dân Việt Nam có thể chấp nhận nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.
Bản thân người dân nào muốn tham gia hoạt động tín ngưỡng, lễ hội nào là hoàn
toàn do tự nguyện. Ở Việt Nam quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động này
được quy định trong pháp lệnh (trước đây) và Luật tín ngưỡng, tôn giáo hiện
nay. Trong đó, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn
trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền
thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp
ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Việc tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam là tự do, tự nguyện. Không ai trách ai theo tôn giáo này mà
không theo tôn giáo kia; kể cả người theo đạo vẫn có thể được kết nạp là đảng
viên Đảng Cộng sản và tham gia các chức danh lãnh đạo chính quyền các cấp. Hiện
nay, nhà nước đã công nhận hoặc cấp giấy chứng nhận cho nhiều tổ chức tôn giáo
với khoảng 25,3 triệu người dân có đạo. Quốc Hội khóa XII có 8 chức sắc các tôn
giáo trúng cử đại biểu quốc hội, Quốc hội khóa XIV có 6 người tham gia. Điều
này đã minh chứng về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực này, từ
năm 1998 đến nay Đảng ta đã có nhiều chủ trương về chính sách tôn giáo. Do đó
thông tin mà tác giả Nguyễn Đình Cống cho rằng “…Cộng sản theo duy vật, không
công nhận Tâm linh, bài bác tôn giáo…” là hoàn toàn xuyên tạc sự thật.
Thực tiễn
trong những năm qua, các lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra sôi động trên
khắp mọi vùng, miền của đất nước đã góp phần tích cực trong nâng cao đời sống
văn hóa, tinh thần của người dân, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Trong thực tế, chúng ta cũng nhận thấy rằng đã xuất hiện những vấn đề có tác
động tiêu cực, trong đó một số lễ hội bị thương mại hóa; bộ phận người dân tham
gia thái quá và mang tính chất trục lợi các hoạt động tín ngưỡng, trông chờ vào
sự trợ giúp của thần, thánh; hầu đồng tốn kém; cầu tài, cầu lộc, cầu may bằng
mọi giá; hủ tục đốt vàng mã, dâng sao giải hạn, cầu an, cầu siêu không đúng
tinh thần của Phật giáo. Các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực này cũng đã
được nhà nước chấn chỉnh, chỉ đạo vận động, tuyên truyền tới nhân dân, tín đồ
Phật tử, phối hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam hướng dẫn, chỉ đạo trụ trì các cơ
sở thờ tự Phật giáo thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong công tác tổ
chức lễ hội, hạn chế các hiện tượng mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục,
không đúng với giáo lý, truyền thống Phật giáo. Trong đó có vụ việc ở Chùa Ba
Vàng tỉnh Quảng Ninh xảy ra vừa qua với hoạt động truyền vong báo oán, truyền
giảng những điều trái giáo lý, mê tín dị đoan đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt
động tâm linh của người dân và trật tự an toàn xã hội.
Chưa dừng
lại ở đó, tác giả còn nêu trong bài viết “…Nền thống trị của công sản đã tạo ra
một số khá đông quan chức phạm nhiều tội ác … gây ra oan khuất cho dân. Bọn này
sợ bị báo ứng về Tâm linh nên ra sức đến các đình chùa linh thiêng để hối lộ
thần thánh…” thì lại càng phi lý và cho thấy chủ đích thâm thúy của Nguyễn Đình
Cống không đơn giản chỉ nêu hiện tượng, mà tranh thủ lấy một số vụ việc tiêu
cực, tham nhũng hoặc những việc làm chưa triệt để của chính quyền địa phương
xảy ra để chụp mũ cho cả chế độ.
Vẫn biết
rằng ở chế độ nào cũng vậy, không thể tránh khỏi những kẻ cơ hội, quan tham,
bòn rút tiền của của dân, song ở chế độ ta thì Đảng, Nhà nước đã xử lý nghiêm
những cán bộ có hành vi phạm pháp, không có vùng cấm, kể cả cấp Trung ương mà
vi phạm cũng bị xử lý theo pháp luật và bằng chứng trong nhiệm kỳ vừa qua chúng
ta đã làm với quyết tâm chính trị cao. Vì vậy đã ngăn chặn được nạn tham nhũng,
tiêu cực và nhân dân luôn tin tưởng vào Đảng. Song tác giả Nguyễn Đình Cống tán
phát những phân tích, bình luận suy diễn với giọng điệu hết sức phản động,
đánh vào sự hiếu kỳ của người đọc, nhất là trong thời điểm xảy ra vụ việc nổi
cộm gây tâm lý bức xúc trong cộng đồng để nhiều người quan tâm và dễ bị hùa
theo. Với những nội dung sai trái, bịa đặt của tác giả Nguyễn Đình Cống lộ rõ ý
thâm thù với chế độ và biểu hiện của một kẻ cơ hội, ngông cuồng và chuyên
nghiệp trong việc tung tin bịa đặt trắng trợn trên mạng xã hội. Với kiểu thông
tin trên dễ làm cho người đọc hiểu sai về chủ trương của Đảng, nhà nước về
chính sách tôn giáo và gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, mất niềm tin vào chế độ
ta, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, phá hoại an ninh chính trị, trật tự, an
toàn xã hội và tổn hại đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Từ bài
viết trên thấy rằng chính ông “Cống thử” u mê, mù quáng trong nhận thức, tư duy
chống chính quyền trở thành nỗi lo đè nén trong tâm can khiến ông Cống nhìn đâu
cũng thấy do chính quyền quản lý không tốt. Hiển nhiên là “cống thử” thì chỉ
chứa đầy rác và phân nên ngửi cái gì cũng thấy thối là phù hợp.
Cho nên chúng
ta cần tỉnh táo trước những thông tin bịa đặt, sai sự thật như trong bài viết
của tác giả Nguyễn Đình Cống và có thái độ cũng như hành động cần thiết, hợp lý
để góp phần làm giảm bớt những hiện tượng tiêu cực cũng như xu hướng mê tín dị
đoan, thương mại hóa trong các hoạt động tín ngưỡng, kể cả trong từng gia đình
và bản thân mỗi người cũng cần có nhận thức đầy đủ, phù hợp về vấn đề này, nhắc
nhở động viên con cháu, họ hàng, người thân, bạn bè, đồng nghiệp có hành vi văn
hóa trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và thờ cúng tổ tiên, giữ gìn và
phát huy phong tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Quang Sáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét